https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Cổ tay bị bệnh gout không chỉ mang lại cảm giác đau đớn và khó khăn trong các hoạt động thường ngày mà còn làm tăng nguy cơ phát sinh những bệnh lý liên quan đến khớp, bệnh về huyết áp, thận bị tổn hại. Bạn đã thực sự hiểu hết về những tác hại và căn bệnh gout ở cổ tay này chưa?
Đau nhức là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh gout. Nó khiến vùng xương khớp bị tích tụ tinh thể muối urate sưng đỏ, đau rát thường xuyên và kéo dài hàng giờ. Những cơn đau nhức sẽ không tự chấm dứt nếu không có một liệu pháp tác động đến vùng bị đau.
Cổ tay bị bệnh gout gây đau nhức
Chính vì thế nó ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như các hoạt động thể thao, khả năng học tập, làm việc bị ảnh hưởng rất lớn.
Nồng độ acid uric trong máu là một trong những yếu tố để xác định nguy cơ mắc phải bệnh gout. Nồng độ này đối với nam giới là > 7% trên 1kg trọng lượng cơ thể. Đối với nữ giới là > 6% trên 1kg trọng lượng cơ thể. Chỉ số này có thể thay đổi lớn hoặc nhỏ hơn tùy vào cơ địa của từng người.
>>Tìm hiểu thêm: Acid uric trên 420 micromoll/l
Để xác định một cách chính xác nhất các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân siêu âm vùng đau nhức. Hiển thị trên kết quả siêu âm đối với những người mắc phải bệnh gout sẽ xuất hiện những hạt tinh thể urate natri. Những hạt tinh thể này lắng đọng trên khớp và tạo ra một vệt sáng trên vùng khớp cổ tay bị gout. Vệt sáng tinh thể muối trên hình ảnh siêu âm càng rõ rệt thì mức độ bệnh của bệnh nhân càng nặng.
Thông thường các cơn đau không phải do gout gây ra thường chỉ đau và có thể sưng nhẹ. Nhưng đối với bệnh gout, vùng sưng đau thường nóng rát và gây ra hiện tượng bong tróc da khu vực bị sưng. Tại các khớp cổ tay sẽ bị sưng và khi chạm vào có cảm giác ấm hơn vùng da tại chỗ khác.
Gout làm sưng cổ tay có thể ảnh hưởng đến vận động cổ tay
Cổ tay bị bênh gout thời gian đầu thường sẽ không gây ra nhiều biến chứng. Nhưng nếu không được phát hiện kịp thời hoặc có biện pháp điều trị dứt điểm sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Vùng xương khớp bị gout lâu ngày chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng như nguy cơ vỡ khớp, viêm khớp cấp tính. Không dừng lại ở đó, bệnh gout ở cổ tay nếu không được chữa trị kịp thời để lâu ngày có thể dẫn đến không thể cử động được cổ tay do các hạt tinh thể làm mất đi khả năng bôi trơn của dịch khớp vô cùng nguy hiểm.
Bệnh gút và thận có mối liên quan mật thiết với nhau, nồng độ acid uric trong máu tăng cao bắt buộc thận phải làm việc nhiều hơn để thải chúng ra bên ngoài. Nhưng quy trình này sẽ không được diễn ra suôn sẻ do trước khi bị gout chức năng của thận đã bị suy giảm.
Bệnh gout ở cổ tay còn có thể ảnh hưởng đến chức năng thận
Lâu ngày dẫn đến tình trạng các hạt tinh thể muối urat kết tủa tạo thành sỏi thận, sỏi đường tiết niệu. Đây cũng là nguyên nhân chính chiếm 10 – 20% người bị tổn thương thận dẫn đến bệnh gout.
Những hạt tinh thể urate không chỉ lắng đọng tại các khớp mà còn lắng đọng trong lòng mạch máu gây ra những tổn thương hệ mạch, giảm lưu thông khí khuyết, gây viêm trong van tim, tích tụ máu não… Đây là những biến chứng vô cùng nguy hiểm của bệnh gout cổ tay mang lại nếu không được chữa trị kịp thời. Những biến chứng này gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, đột quỵ và có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Sau những cơn đau nhức ở cổ tay dứt điểm, các vùng da xung quanh khớp bị sưng đau sẽ xuất hiện những mảng da bị bong tróc, ngứa ngáy rất khó chịu. Nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến viêm da, nhiễm trùng da.
Người bị bệnh gout thường có chế độ ăn kiêng hết sức khắt khe. Nếu không biết điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý cơ thể rất dễ bị thiếu chất dinh dưỡng và dẫn tới nhiều căn bệnh khác. Chính vì thế cần có chế độ ăn hợp lý để không phải gánh chịu những cơn đau của bệnh gout mà vẫn giữ sức khỏe tốt cho người bệnh.
Thiếu chất dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem dẫn đến mệt mỏi, thiếu tập trung
Bệnh gout ở cổ tay có thể được điều trị dứt điểm nếu được phát hiện kịp thời và có liệu pháp điều trị thích hợp. Thông thường người bệnh sẽ được sử dụng thuốc để ức chế và tăng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Với sự phát triển vượt bậc của y học hiện đại, ngày nay nhiều loại thuốc còn giúp làm nhỏ kích thước hạt tophi hoặc hòa tan acid uric trong máu để việc chuyển hóa chúng ra ngoài cơ thể được diễn ra dễ dàng hơn.
Cần ăn đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt ưu tên cho rau xanh và hoa quả tươi
Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp với chế độ ăn bổ sung vitamin C và chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình chuyển hóa nhân purin và hỗ trợ chức năng thận. Giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh gout ở cổ tay vô cùng hiệu quả.
Bên cạnh đó, người bị bệnh gout ở cổ tay nên hạn chế lao động nặng, tránh xa các chất kích thích và đồ uống có cồn để không làm tình trạng bệnh trở nên xấu hơn.
Bài viết liên quan:
> Đau nhức cổ tay và ngón tay có phải dấu hiệu của bệnh gout?
> Đau khớp cổ chân là bệnh gì? Triệu chứng và cách phòng ngừa