Chế độ ăn uống khoa học, hạn chế rượu bia, chất kích thích, tăng cường chức năng thận từ thảo dược… là những cách giúp kiểm soát hàm lượng axit uric trong máu hiệu quả những bệnh nhân mắc gút cần nằm lòng.

Axit uric là gì?

Axit uric là một chất thải tự nhiên xảy ra do sự phân hủy purin, các hợp chất tinh thể tìm thấy trong một số thực phẩm nhất định. Trong điều kiện bình thường, axit uric hòa tan trong máu, đi qua thận và được loại bỏ trong nước tiểu. Nếu chế độ ăn uống có nhiều chất có chứa purin hoặc thận không thể loại bỏ kịp axit uric sẽ dẫn đến việc tăng axit uric máu hoặc gây ra bệnh gút.

Axit uric tích tụ tại ngón chân cái
Axit uric tích tụ tại ngón chân cái

Tại sao cần giảm axit uric trong máu?

Có thể nói, tăng axit uric máu là nguyên nhân chính gây ra bệnh gút hay tăng axit uric máu là giai đoạn “tiền” gút. Trong thời gian này, nồng độ axit uric trong máu tuy cao nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng của bệnh gút đặc trưng với biểu hiện sưng đau ở khớp ngón chân cái, ngón tay cái, mắt cá chân, cổ tay... Nếu tình trạng này kéo dài, axit uric sẽ kết tủa và lắng đọng thành các tinh thể hình kim sắc nhọn trong ổ khớp, gây tổn thương khớp, viêm khớp và bắt đầu xuất hiện những cơn gút cấp đầu tiên.

Ngoài ra, khi tăng axit uric còn là cơ hội cho các bệnh đi kèm phát triển như béo phì, tăng lipid máu, tiểu đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp.

Tips hay giúp giảm axit uric hiệu quả

Đối với bệnh nhân gút hay tăng axit uric máu, việc theo dõi và kiểm soát chỉ số axit uric máu có vai trò vô cùng quan trọng trong điều trị. Như chúng ta đã biết, axit uric được tổng hợp từ nguồn chất đạm chúng ta ăn vào hàng ngày và đào thải ra khỏi cơ thể chủ yếu nhờ thận qua nước tiểu. Để tầm soát axit uric máu, người bệnh cần lưu ý những nguyên tắc vàng sau:

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để duy trì lượng axit uric ở ngưỡng an toàn, người bệnh cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu purin, chất hoá học chịu trách nhiệm tạo axit uric trong máu. Bên cạnh thịt đỏ, hải sản, phủ tạng động vật và một số loại đậu rất giàu purin, người bệnh cũng nên tránh xa các loại carbohydrate tinh chế và rau như măng tây, đậu Hà Lan, nấm và rau bina. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung những thực phẩm ít nhân purin như ngũ cốc, rau xanh, trái cây (bưởi, dưa hấu, cam…).

Người mắc gút nên hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm

Người mắc gút nên hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm

Tránh Fructose

Hạn chế tiêu thụ soda cũng là cách giúp giảm axit uric hiệu quả. Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học được đăng tải trên một trang web uy tín về bệnh viêm khớp đã chỉ ra những người uống hơn sáu phần thức uống có ga fructose mỗi tuần, làm tăng sự xuất hiện của bệnh gút.

Hạn chế tối đa rượu, bia

Rượu, bia rất có hại cho cơ thể người bệnh đặc biệt là khi ăn cùng với thực phẩm giàu purin. Những thức uống có cồn (chất kích thích) thường ảnh hưởng rõ rệt đến hàm lượng axit uric trong máu của người bệnh. Đặc biệt, bia có hàm lượng purin gấp nhiều lần rượu rất nhiều đó là lý do các chuyên gia y tế khuyến cáo nên uống một cốc nhỏ rượu vang thay vì uống những loại thức uống này mỗi ngày.

Bổ sung những thực phẩm giúp giảm sưng viêm

Để giảm nồng độ axit uric, Trung tâm Y tế Đại học Maryland khuyên nên thêm cherry, blueberries và dâu tây vào khẩu phần ăn của người bệnh. Bromelain, được tìm thấy trong dứa là một enzyme tiêu hóa có tính chống viêm. Cần tây- đây là một loại thuốc lợi tiểu tự nhiên, giúp kiềm máu và giảm viêm hữu hiệu.

Giảm cân là cách phòng ngừa bệnh gút

Giảm cân là cách phòng ngừa bệnh gút

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Cơ thể thừa cân, béo phì sẽ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút cao hơn. Bởi vậy, nếu chỉ số BMI của bạn >25 thì bạn đã vượt quá giới hạn yêu cầu của cơ thể. Cách tốt nhất lúc này là bạn nên xây dựng một chế độ khoa học để ngăn ngừa sự gia tăng axit uric trong máu.

Bổ sung đủ nước

Nước làm loãng lượng axit uric trong máu và kích thích thận chuyển chất thải vào bàng quang để đào thải ra ngoài. Do đó, người bệnh cần bổ sung cho cơ thể 2-3 lít nước mỗi ngày.

Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe

Vận động thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe

Điều chỉnh pH máu trong cơ thể

Theo Medline Plus, nồng độ axit trong máu cao gọi là acidosis, có liên quan đến nồng độ axit uric trong cơ thể. Mức độ pH dưới 7 được coi là có tính axit. Để kiềm chế axit uric trong máu, người bệnh nên thêm táo, giấm táo, nước sốt anh đào, baking soda và chanh vào chế độ ăn hàng ngày.

Tích cực vận động

Luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và đào thải tốt hơn axit uric trong máu, do đó, bạn nên tạo thói quen tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày bằng các môn thể thao: bơi lội, đá cầu, đi bộ, đạp xe, aerobic, yoga… Thường xuyên tập thể thao còn giúp cơ thể khỏe khoắn, tinh thần thoải mái, tránh xa stress và ngủ ngon hơn.

Tăng cường chức năng thận từ thảo dược: Là hướng điều trị đang được nhiều bệnh nhân áp dụng vì tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng dài ngày. Điển hình trong số này là viên uống Hoàng Tiên Đan với thành phần chủ đạo là hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm trơng đã được hai trường Đại học Y Dược danh tiếng ở nước ta là ĐH Y Dược Huế và ĐH Y Dược TP. HCM khẳng định mang lại hiệu quả cao trong việc giảm axit uric trong máu và chống sưng viêm kết hợp cùng Dâm dương hoắc, Khúc khắc có tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng đào thải của thận, giúp làm giảm axit uric trong máu ở bệnh nhân gút.

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo mắc gút
Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo mắc gút

Đặc biệt, sử dụng Hoàng Tiên Đan hàng ngày giúp kiểm soát và duy trì chỉ số axit uric trong máu ở ngưỡng an toàn, làm giảm tái phát cơn gút cấp và mãn tính, giảm mức độ sưng đau khớp và phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gút gây ra.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status