https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout là gì và có nguy hiểm không?

Không chỉ ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, bệnh gout còn là một trong những bệnh lý về xương khớp điển hình và khó chữa nhất. Nhưng bệnh gout là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh gout thì không phải người bệnh nào cũng nắm được.

Bệnh gout là bệnh gì?

Ít ai biết rằng bệnh gút có rất nhiều tên gọi khác nhau: tên tiếng Anh là gout, tiếng Pháp là goutte với nghĩa là giọt nước. Trong khi đó tiếng Hán việt lại gọi bệnh gút là thống phong. Vậy bệnh gout là bệnh gì?

 Gout là một bệnh lý xương khớp khó chữa

Gout là một bệnh lý xương khớp khó chữa

Bệnh gout là một loại viêm khớp đột ngột sưng tấy đỏ đau ở các khớp. Đặc trưng của bệnh gout là những cơn đau đột ngột giữa đêm và sáng sớm ở các khớp ngón chân cái, đầu gối, mắt cá nhân và bàn chân hoặc đôi khi là ở khớp tay (bàn tay, khủy tay, cổ tay).

Gout được biết đến là một bệnh mạn tính với khả năng tái phát cao, nhất là khi gặp các yếu tố thuận lợi. Tuy gây đau đớn, khó chịu và hạn chế vận động ở người bệnh nhưng bệnh gout vẫn có thể chữa trị nếu lựa chọn đúng phương pháp.

Số liệu thống kê cho thấy, bệnh gout thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới, trong đó nam giới từ 30 – 50 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc gout nhất. Đặc biệt những năm gần đây, tỷ lệ mắc bệnh gout ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa vì thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh của người bệnh.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới 

Bệnh gout thường gặp ở nam giới

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể mà acid uric là sản phẩm chuyển hóa của các acid amin có trong nhân purin. Thông thường, hàng ngày thận sẽ đảm nhận nhiệm vụ đào thải 70% lượng acid uric ra ngoài cơ thể, tuy nhiên ở những bệnh nhân gout nồng độ acid uric trong máu thường tăng cao khiến thận phải gồng mình để đảm nhận nhiệm vụ. Việc liên tục phải làm việc khiến thận bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Thận suy giảm chức năng đồng nghĩa với việc đào thải acid uric bị ngưng trệ, tạo điều kiện cho acid uric lắng đọng, tích tụ trong tại thận, các ổ khớp, các tổ chức quanh khớp, tạo thành các tinh thể muối urat hình kim và gây ra các cơn đau gout.

Có thể thấy, suy giảm chức năng thận là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout và gout mạn tính. Đặc biệt, bệnh gout càng kéo dài thì chức năng thận càng yếu và ngược lại thận càng yếu thì bệnh gout càng trầm trọng và khó chữa hơn.

Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout 

Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gout

Ngoài ra, nếu nam giới thường xuyên tiêu thụ các thực phẩm chứa nhân purin (hải sản, đồ nội tạng, thịt đỏ), uống nhiều bia rượu, nam giới có tiền sử gia đình bị bệnh gout (di truyền) hoặc những người bị béo phì, tiểu đường, chức năng thận suy giảm, huyết áp cao hoặc thường sử dụng một số loại thuốc như thuốc giảm đau Aspirin, thuốc lợi tiểu, thuốc hóa trị, các loại thuốc có thể làm giảm hệ miễn dịch như cyclosporine… thì nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nam giới không thuộc nhóm đối tượng này.

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Cũng như các bệnh lý về xương khớp khác, bệnh gout có những dấu hiệu rất đặc trưng mà chỉ cần tinh ý là người bệnh có thể dễ dàng “nắm thóp” được. Để xác định có mắc bệnh gout không, nam giới chỉ cần căn cứ vào những dấu hiệu sau:

- Xuất hiện cơn sưng đau, tấy đỏ, phù căng ở các khớp vào sáng sớm hoặc nửa đêm.

- Cảm thấy nóng, ấm và ngày càng đau dữ dội ở các khớp, mặc dù chỉ chạm nhẹ cũng thất đau.

- Cơn đau khớp thường kéo dài trong 1 vài giờ hoặc 1-2 ngày. Tuy nhiên, đôi khi cơn đau gút cũng có thể xảy ra liên tục trong vài tuần (trường hợp nặng) hoặc xuất hiện nhiều lần trong tháng hay tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

Những cơn đau gout khiến người bệnh điếng người 

Những cơn đau gout khiến người bệnh điếng người

- Có sự lắng đọng muối urat tại các khớp, xuất hiện hạt tophi (u cục) ở dưới da.

- Chức năng đào thảo của thận bị suy giảm rõ rệt với những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy như: cơn đau gút diễn ra thường xuyên hơn (do acid uric lắng đọng và bị tích tụ ngày càng nhiều), tiểu đêm nhiều lần, đau mỏi xương khớp, ngủ không ngon giấc, ăn không ngon miệng…

Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu trên, nam giới nên đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và làm các xét nghiệm cần thiết để chuẩn đoán chính xác đó có phải là bệnh gout không, từ đó, có hướng điều trị kịp thời.

Bệnh gout có nguy hiểm không?

Là một bệnh mạn tính nên những hệ lụy mà gout gây ra cũng khiến nhiều người điêu đứng, khổ sở. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh gout còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và thậm chí có thể cướp đi mạng sống của người bệnh. Cụ thể như:

- Tổn thương xương khớp: Là hệ lụy mà bất cứ người bệnh gout nào cũng có thể phải đối mặt nếu không may mắc phải căn bệnh này. Cụ thể, người bệnh có thể bị hủy hoại khớp, tổn thương đầu xương, biến dạng khớp, dính khớp, liệt nửa người, tàn phế. Chưa kể khi xuất hiện hạt tophi ngoài việc gây mất thẩm mỹ thì khi hạt tophi bị vỡ sẽ gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn và nhiễm khuẩn huyết ở người bệnh.

Người bệnh có thể bị tàn phế vì mắc gout 

Người bệnh có thể bị tàn phế vì mắc gout

- Tổn thương thận: Bên cạnh việc ảnh hưởng đến xương khớp, gây hạn chế vận động, bệnh gout còn gây ra các bệnh về thận như viêm cầu thận, viêm khe thận, giãn đài bể thận, thận ứ nước, sỏi urat thận, suy thận… và làm thận bị tổn thương vĩnh viễn khiến người bệnh tử vong.

- Dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: Bệnh gout còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh suy giảm sinh lý, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột non, huyết áp cao, mỡ máu, béo phì, rối loạn lipid, tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim… ở người bệnh.

Nói tóm lại, bệnh gout không hề “hiền lành” như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi vậy, để không phải chịu đau đớn và nhận những hệ lụy do bệnh gout gây ra, người bệnh nên điều trị càng sớm càng tốt. Trong đó, để điều trị bệnh gout dứt điểm, người bệnh cần chú ý bồi bổ thận, tăng cường chức năng thận bằng những thói quen tốt, thực phẩm tốt cho thận và các sản phẩm có tác dụng bổ thận tiêu biểu như Hoàng Tiên Đan.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33