https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Tăng acid uric máu là gì? Những nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh

Chỉ số acid uric trong máu sẽ giúp cho các bác sĩ chẩn đoán được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên nếu bạn nhận được kết quả xét nghiệm acid uric trong máu cao sẽ có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Cùng tìm hiểu về tình trạng tăng acid máu và nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh trong bài viết sau.

Tăng acid uric trong máu là tình trạng gì? Dấu hiệu của những bệnh gì?

Acid uric sinh ra do quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Loại acid này được tạo ra từ nhân tế bào và quá trình thoái giáng các nhân purin có trong thực phẩm tiêu thụ vào cơ thể. Tùy thuộc vào giới tính mà có ngưỡng acid uric an toàn. Cụ thể là đối với nam giới chỉ số acid uric dưới 7 mg/ dl là chỉ số an toàn. Còn đối với nữ giới chỉ số acid uric dưới 6 mg/ dl là an toàn.

  Acid uric tăng trong máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh 

Acid uric tăng trong máu có thể là dấu hiệu của một số bệnh

Tăng acid uric trong máu xảy ra do việc cân bằng giữa việc nạp vào và thải ra lượng acid uric. Và việc tăng acid uric lên cao có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như:

+ Bệnh gout:Chỉ số acid uric cao kèm theo sự lắng đọng acid này thành tinh thể urat hình kim ở các khớp xương, sụn, mô mềm chính là một trong những dấu hiệu của bệnh gout.

+ Bệnh thận: Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao còn có thể gây ra những bệnh về thận. Bởi đây là cơ quan chính để đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng của bộ phận này bị suy yếu do một số bệnh lý, khả năng đào thải acid uric sẽ kém đi và khiến chỉ số acid này tăng cao.

+ Bệnh tiểu đường, huyết áp cao… Chỉ số acid uric trong máu cao cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh như tiểu đường, cao huyết áp.

Những nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh trong máu

Nồng độ acid uric tăng nhanh là dấu hiệu của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm vậy nguyên nhân của tình trạng này do đâu?

Tăng tổng hợp acid uric

Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên chủ yếu từ nhân purin trong những thực phẩm mà cơ thể nạp vào. Chính vì thế ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin chính là nguyên nhân khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao.

Những thực phẩm có hàm lượng purin sẽ được phân chia từ thấp lên cao như sau:

Nhóm 1: Thực phẩm có hàm lượng purin thấp (0-50 mg purine/100g thực phẩm):

+ Trái cây, rau củ: Tất cả các loại trái cây, rau củ, ngoại trừ những loại trong nhóm 2.

+ Các sản phẩm từ sữa có nhiều chất béo như: sữa, kem, sữa chua, phô mai, trứng.

+ Các sản phẩm như bơ, và hầu hết các loại dầu nấu ăn,

+ Đồ uống: Bao gồm cà phê, …

Nhóm 2: Thực phẩm có hàm lượng purin tương đối cao (50-150 mg purine/100g thực phẩm):

+ Gia cầm như gà, vịt, ngan, ngỗng…

+ Các loại thịt đỏ gồm thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thịt xông khói và xúc xích;

+ Hải sản (ngoại trừ loài hải sản trong nhóm 3), hàu, vẹm, và loại vỏ khác như tôm, cua…

+ Ngũ cốc nguyên cám, bao gồm cả bột yến mạch, gạo nâu,…

+ Các loại đậu như đậu tương, bột đậu nành, đậu phụ, đậu xanh, đậu phộng,..

Nhóm 3: Thực phẩm có hàm lượng purin cao (150-200 mg purine/100g thực phẩm)

+ Các động vật nuôi hoặc ngoài tự nhiên: thịt thú rừng, nội tạng động vật

+ Các sản phẩm từ thịt lên men: thịt chua, nem chua…

+ Trứng cá: trứng cá tuyết, trứng cá muối,…

+ Hải sản: cá trích, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi, nước mắm

Theo đó nếu ăn quá nhiều thực phẩm trong nhóm 2 và 3 sẽ khiến acid uric trong máu tăng cao.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến lượng acid uric tăng nhanh 

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa purin khiến lượng acid uric tăng nhanh

Giảm đào thải acid uric qua thận

Khi thận giảm chức năng đào thải acid uric cũng khiến cho acid uric tăng nhanh trong máu. Nguyên nhân của việc giảm khả năng bài tiết acid uric của thận có thể do những bệnh lý về thận, bị ngộ độc chì, dùng các thuốc gây giảm thải acid uric qua nước tiểu, tăng huyết áp

Vừa tăng sản xuất vừa giảm đào thải acid uric

Việc lạm dụng bia rượu, chế độ ăn uống nhiều đường fructose, nhịn ăn để giảm cân và thiếu hụt các yếu tố khác như: oxy và giảm bão hoà oxy tổ chức, fructose-1-phosphate-aldolase, glucose-6-phosphatase.

Yếu tố di truyền

  Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh 

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh

Một nguyên nhân nữa khiến acid uric trong máu tăng cao liên quan đến di truyền. Tức là nếu trong gia đình có người đã bị bệnh gout thì 1/5 phụ nữ và 1/3 nam giới cũng sẽ gặp tình trạng acid uric tăng nhanh và tiến triển thành bệnh gout. Ngoài ra nếu bệnh nhân có anh em song sinh mắc bệnh gout thì khả năng mắc bệnh này sẽ gấp 8 lần và khi đó cha/mẹ hoặc con cái bị gout mang nguy cơ gấp 2 lần.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến acid uric tăng nhanh. Tuy nhiên để hạn chế tối đa tình trạng này việc xây dựng một chế độ ăn uống vận động khoa học và hợp lý là rất cần thiết.

Bài viết liên quan

Acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout?

Bật mí bí quyết ăn gì để giảm acid uric trong máu

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33