https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Để biết acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout, người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chỉ định tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, hiệu quả.
Acid uric là chất chuyển hóa tự nhiên bên trong cơ thể con người nhờ Enzym xanthin Oxydase (XO) có trong gan hay niêm mạc ruột phá huỷ các tế bào giải phóng ra. Ngoài ra, nguồn thức ăn nạp vào cơ thế chứa nhiều purin cũng có thể làm gia tăng nồng độ acid uric trong máu bởi sự chuyển hóa nhân purin.
Chỉ số acid uric và bệnh gout có liên quan mật thiết với nhau
>>Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây tăng và acid uric máu và biến chứng khi acid uric tăng
Khi lượng acid uric được sản sinh quá nhiều mà thận lại không thể đào thải ra ngoài kịp qua đường nước tiểu và tiêu hóa sẽ dẫn đến tình trạng acid uric tích tụ trong máu. Về lâu dài, chúng sẽ lắng đọng và trở thành tinh thể muối urat bên trong các khớp và mô mềm. Chính điều này gây ra bệnh gout và các cơn đau gout cấp tính.
Từ những thông tin trên chúng ta có thể thấy rằng acid uric và bệnh gout có mối liên hệ rất mật thiết với nhau. Nồng độ acid uric trong máu càng tăng cao thì nguy cơ mắc bệnh gout càng lớn. Vậy Acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều người.
Để chẩn đoán xem bạn có mắc bệnh gout hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, bác sĩ sẽ dựa trên nhiều biểu hiện và chỉ số khác nhau để đưa ra kết luận cuối cùng. Chỉ số acid uric trong máu cũng là một trong những yếu tố để chẩn đoán bệnh chứ không mang tính quyết định. Do vậy, người bệnh cũng không nên quá lo lắng về chỉ số acid uric của mình.
Chỉ số acid uric vượt ngưỡng 7mg/dl có nguy cơ cao bị gout
Bạn có biết Acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout? Theo nghiên cứu thì chỉ số an toàn ở ngưỡng từ 140,0 – 420,0 mmol/l. Nếu nam giới vượt quá chỉ số 7mg/dl và nữ giới vượt quá chỉ số 6mg/dl sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh gout.
Bệnh gout được chia thành giai đoạn và mức độ nguy hiểm cụ thể. Theo từng giai đoạn bác sĩ sẽ đưa ra chế độ ăn uống, loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì thế bạn cũng không nên quá để tâm vào chỉ số acid uric cao bao nhiêu mà chỉ nên tìm cách phòng bệnh và hạn chế bệnh phát triển nghiêm trọng hơn.
Thông thường những người bị tăng acid uric trong máu thường không có triệu chứng hay biểu hiện nào cụ thể, chỉ khi tiến hành các xét nghiệm bạn mới có thể biết được. Với những người tăng acid uric nhưng ở dưới mức 10mg/dl sẽ không cần sử dụng thuốc, thay vào đó nên thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp để cân bằng acid uric như: Hạn chế hoặc không ăn thịt đỏ, hải sản, đạm động vật, không uống rượu bia, nên ăn nhiều rau củ quả và uống đủ nước…
Tập thể dục thường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế đau nhức do gout
Nếu thực hiện chế độ như trên nhưng chỉ số acid uric vẫn không thuyên giảm bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn, lên phương pháp điều trị khác kịp thời. Với những người có chỉ số trên mức 12mg/dl cần có sự can thiệp của thuốc bởi ngoài nguy cơ bị gout, họ còn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên thực hiện nếp sống lành mạnh, kiên trì luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày. Nên tập đi bộ, ngồi thiền, yoga… không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp cho tinh thần thêm thoải mái và dễ chịu. Tuy nhiên bạn không nên tập quá lâu, chỉ nên tập khoảng 30 phút mỗi ngày và không nên tập khi đang có các cơn đau do gout gây ra.
Acid uric tăng bao nhiêu thì bị gout là câu hỏi không khó để trả lời. Và những thông tin trên đây chắc hẳn đã phần nào cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích nhất. Nếu cơ thể của bạn có vấn đề gì, hãy đi kiểm tra ngay để đảm bảo sức khỏe nhé.
Bài viết liên quan
> Nguyên nhân gây tăng acid uric - Acid uric cao có bị tăng huyết áp?
> Người bị acid uric cao kiêng ăn gì để không mắc phải bệnh gout
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn