Bạn nhận kết quả xét nghiệm máu và nồng độ acid uric trên 420 micromol/l, chỉ số này nói nên điều gì trong khi chỉ số acid uric tốt nhất cho cơ thể là ở mức dưới 6mg/dl sẽ tránh được các nguy cơ mắc phải một số bệnh.

Acid uric là gì? Nguyên nhân dẫn đến nồng độ này tăng cao

Acid uric là một hợp chất có công thức hóa học là C5H4N4O3 có cấu trúc hóa học dạng dị vòng của các nguyên tố hóa học như Cacbon, Hidro, Nitơ, Oxi. Hợp chất này được tạo ra là nhờ quá trình phân hủy các nhân purin sau đó được đưa vào máu và di chuyển đến thận. Tại đây acid uric được thận thanh lọc và đưa ra ngoài qua đường nước tiểu.

Nguyên nhân dẫn đến nồng độ acid uric tăng cao là do trong một thời gian dài cơ thể bạn tiếp nạp quá nhiều lượng chất đạm, nội tạng động vật, hải sản, bia, rượu, các loại rau tăng trưởng nhanh. Đây là những thực phẩm chứa rất nhiều nhân purin, vì lý do nào đó mà cơ thể chúng ta không thể đưa hết lượng acid uric ra khỏi cơ thể.

Nồng độ acid uric trên 420 moll/l nói nên điều gì?

Nồng độ acid uric trên 420 moll/l nói nên điều gì?

Việc này kéo dài sẽ dẫn đến sự tích tụ acid uric làm cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Nồng độ này là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh thậm chí là cả tính mạng. Chính vì thế việc xây dựng cho mình một chế độ ăn cân bằng các chất dinh dưỡng là một cách để bảo vệ sức khỏe hiệu quả.

Nhiều người có chế độ ăn không được lành mạnh vì thường xuyên phải ăn tiệc, tiếp khách sẽ khá lo ngại về vấn đề này. Nhiều câu hỏi thắc mắc về nồng độ acid uric trên 420 µmol/l liệu có mắc phải bệnh tình nào. Nồng độ này đã được Bộ Y tế quy định với nhiều trường hợp cơ thể khác nhau.

Nguyên nhân còn có thể do di truyền khi trong máu của nhiều người có cơ địa hấp thu và tự sản sinh acid uric. Ngoài ra, chức năng của thận bị suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh này.

Bảng đo tiêu chuẩn nồng độ acid uric

Mg/dl

µmol/l

Mmol/l

Mức độ

<6

<350

<0,35

Tốt: Ở mức độ này hoàn toàn không cần phải lo lắng về sự hình thành tinh thể urate.

>7

350-400

035 – 0,4

Cảnh báo: Đây là mức độ có thể dẫn đến bệnh gout nếu không điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng.

>7

>400

>0,4

Nguy hiểm: Đã hình thành các hạt tinh thể muối urat lắng đọng dưới da và các khớp xương.

Sự khác biệt nồng độ acid uric giữa nam và nữ

Trên đây là bảng đo tiêu chuẩn nồng độ acid uric trong máu với đa số các trường hợp và Bộ Y tế đã xác nhận. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ số này có thể thay đổi với nam và nữ. Đối với nam giới chỉ số acid uric 200 – 420 µmol/l là mức bình thường còn vượt ngưỡng này là nguy cơ mắc bệnh rất cao. Nữ giới 140 – 360 µmol/l đây là mức độ bình thường.

Nồng độ acid uric giữa nam và nữ hoàn toàn khác nhau

Nồng độ acid uric giữa nam và nữ hoàn toàn khác nhau

Nồng độ acid uric trên 420 µmol/l có thể mắc phải bệnh gì?

Chỉ số acid uric tăng cao vượt trên ngưỡng có thể do nhiều yếu tố khác nhau, có thể trong thời gian ngắn khi chế độ dinh dưỡng của bạn có quá nhiều thành phần có chứa nhân purin dẫn đến kết quả nồng độ trên mức tiêu chuẩn.

Mặt khác nồng độ acid uric trên 420 µmol/l nhưng chưa xuất hiện các cơn đau gout cấp thì không thể khẳng định bạn đã mắc bệnh gout. Chỉ số này chỉ là một trong những yếu tố để xác định nguy cơ có thể mắc phải bệnh gout. Chỉ khi nồng độ này tăng cao trong một thời gian dài mà không được thải lọc ra bên ngoài cơ thể tạo điều kiện cho sự hình thành các hạt tinh thể muối urat gây nên các cơn đau do viêm khớp dạng gout.

Acid uric trên 420 µmol/l kèm theo các cơn đau khớp  nguy cơ cao mắc phải bệnh gout

Acid uric trên 420 µmol/l kèm theo các cơn đau khớp  nguy cơ cao mắc phải bệnh gout

Nếu chỉ số acid uric trên 420 µmol/l và kèm theo các triệu chứng như: sưng đỏ, nhức xương khớp, đau dữ dội cơn đau thường xuất hiện về đêm bất ngờ hoặc sau những bữa ăn chứa nhiều chất đạm. Thì chắc chắn một điều rằng bạn đã mắc phải bệnh gout cấp. Bênh gout mãn tính thường chỉ xuất hiện ở người cao tuổi với những cơn đau âm ỉ, và sẽ tự hết ngay cả khi không cần sự tác động nào cả. Nên thường bị chuẩn đoán nhầm là viêm khớp.

>>Xem thêm: Cách phân biệt gout và viêm khớp bạn nên biết

Ngoài ra, nồng độ acid uric trên 420 µmol/l còn có nguy cơ mắc phải các bệnh như suy thận, sỏi thận, các bệnh liên quan đến huyết áp như nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn động mạch do các hạt tinh thể muối urat gây ra. Với những biến chứng nặng nề và các cơn đau dữ dội thì việc ngăn chặn tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn là điều vô cùng cần thiết.

Cần làm gì để đưa nồng độ acid uric về mức bình thường

Đối với người nồng độ acid uric trên 420 µmol /l nhưng chưa xuất hiện cơn đau việc điều trị khá đơn giản, nhưng cần sự kiên trì của người bệnh. Trước tiên là sử dụng những loại thuốc giúp giảm cũng như đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Các loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho người nồng độ acid uric cao

Các loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho người nồng độ acid uric cao

Bên cạnh đó thay đổi chế độ dinh dưỡng là một trọng những bước quan trọng nhất trong quá trình giảm nồng độ acid uric trong máu. Cần tránh xa những thực phẩm chứa nhân purin như thịt bò, thịt động vật, nội tạng động vật, hải sản, cá biển, các loại rau tăng trưởng nhanh như giá đỗ, măng… Thay vào đó là ưu tiên cho các loại rau xanh, hoa quả tươi, đặc biệt là các loại rau quả chứa nhiều vitamin C, kali, chất xơ, folate…

Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp hệ bài tiết làm việc hiệu quả hơn là một cách để các acid uric được thải ra bên ngoài nhanh hơn. Ngoài ra, tập thể dục giúp đẩy acid uric tồn đọng dưới da qua đường mồ hôi hiệu quả.

Việc đọc và tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến nồng độ acid uric trong máu giúp bạn hiểu rõ về tầm quan trọng của chỉ số này hơn. Đồng thời đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như ổn định nồng độ acid uric ở mức tiêu chuẩn.

Bài viết liên quan

Thực đơn 1 tuần của bệnh nhân gút để không bị thiếu chất

7 loại thực phẩm ngăn ngừa bệnh gút

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status