https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Sỏi thận là căn bệnh rất phổ biến có thể bắt gặp ở bất cứ ai, bệnh hình thành do sự lắng đọng các chất có trong nước tiểu. Tuy nhiên hiện nay với sự tiến bộ của y học hiện đại đã cho phép chẩn đoán sỏi thận từ rất sớm và chính xác. Dựa vào đó giúp cho việc điều trị bệnh kịp thời, ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.
Sỏi thận được đánh giá là một trong các bệnh lý ở đường tiết niệu vô cùng nguy hiểm. Khi các viên sỏi lớn dần và gia tăng kích thước, chúng có thể làm tắc nghẽn đường tiểu, gây đau đớn dữ dội. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây ra viêm bể thận cấp và mạn tính, làm nhiễm trùng đường tiết niệu, gây suy thận cấp tính và mạn tính, ứ mủ bể thận, vỡ thận, đe dọa đến tính mạng của người bệnh, thậm chí gây tử vong. Vì thế cần phải chẩn đoán bệnh sớm và điều trị kịp thời để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.
Để chẩn đoán sỏi thận có nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu nhất vẫn là chẩn đoán lâm sàng, chẩn đoán qua siêu âm, chụp X quang và xét nghiệm.
Thực tế các triệu chứng của bệnh sỏi thận tương đối rõ ràng, dễ nhận biết. Do đó người bệnh có thể biết mình bị sỏi thận hay không thông qua các dấu hiệu sau:
Sỏi thận thường gây đau đớn dữ dội ở lưng và mạn sườn.
- Thường xuyên bị đau lưng và đau ở khu vực vùng mạn sườn. Đây chính là vị trí mà sỏi bị tắc nghẽn nên người bệnh thấy đau nhiều ở đây. Cơn đau thường dữ dội và quằn quại, xảy ra do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu dẫn tới. Cơn đau này còn có thể lan ra cả ở phía bụng dưới, mạn sườn và ở bắp đùi.
- Có cảm giác đau buốt và nóng khi đi tiểu, bởi khi đi tiểu sỏi thận sẽ di chuyển từ niệu quản đến bàng quang nên gây đau đớn, thậm chí là đau buốt.
- Nước tiểu có máu hoặc màu đục, có trường hợp nặng có thể nhìn thấy máu trong nước tiểu nhưng cũng có trường hợp phải quan sát trên kính hiển vi mới nhìn thấy được.
- Bị tiểu nhiều, tiểu liên tục, nhất là vào ban đêm, kèm theo cả tiểu rắt và khó tiểu.
- Bệnh nhân có cảm giác buồn nôn hoặc nôn ói do sỏi thận gây ra các ảnh hưởng trong đường tiêu hóa nên dẫn đến cảm giác này.
- Ngoài ra nếu sỏi thận đã gây nhiễm trùng đường tiết niệu, người bệnh có thể sẽ bị sốt và ớn lạnh
Theo các chuyên gia y tế không phải trường hợp nào bị sỏi thận cũng đều có triệu chứng. Các số liệu thống kê cũng cho thấy có đến gần một nửa số bệnh nhân bị sỏi thận đều không có triệu chứng nên rất khó có thể chẩn đoán bằng mắt thường. Cách tốt nhất là phải đến các cơ sở y tế để có các biện pháp chẩn đoán hình ảnh chính xác nhất.
- Chụp X quang: đây là một trong các phương pháp chẩn đoán sỏi thận hiệu quả hiện nay. Cách này có khả năng phát hiện được các loại sỏi thận khác nhau như sỏi canxi, sỏi cystine và cả đá sỏi struvite. Nếu kết luận chưa rõ ràng thì có thể bác sĩ sẽ làm thêm xét nghiệm X-quang đặc biệt (tức là pyelogram tĩnh mạch hoặc IVP), dùng thuốc cản quang để tái tạo lại hình ảnh đường tiết niệu và tìm sỏi. Tuy nhiên điểm hạn chế là không tìm ra được sỏi axit uric hoặc các viên sỏi nhỏ, thời gian kéo dài và dễ bị phôi nhiễm tia X.
Hình ảnh sỏi thận khi chụp X quang.
- Chụp CT đường tiết niệu: so với chụp X quang thì phương pháp chẩn đoán sỏi thận này tiên tiến hơn. Nó vừa có thể chẩn đoán được sỏi thận vừa phát hiện được các rối loạn khác có thể dẫn đến các triệu chứng như bệnh sỏi thận.
- Phương pháp chụp CT scan xoắn ốc không cản quang: là cách chẩn đoán sỏi thận thường sử dụng nhất nhằm mục đích phát hiện sỏi hoặc muốn xác định tình trạng tắc nghẽn đường tiểu. Ưu điểm của phương pháp này đó là không cần phải tiêm cản quang, tạo sự an toàn, chẩn đoán hiệu quả hơn IVP trong trường hợp sỏi thận hay đường tiểu.
- Siêu âm ổ bụng: thông qua phương pháp siêu âm tinh vi có thể quan sát bất thường trong ổ bụng và hỗ trợ vào công tác chẩn đoán sỏi thận.
Chụp CT giúp chẩn đoán sỏi thận.
Bên cạnh các xét nghiệm về hình ảnh học thì xét nghiệm máu và xét nghiệm nước tiểu cũng giúp cho chẩn đoán sỏi thận thêm chính xác. Theo đó bác sỹ sẽ lấy mẫu máu và mẫu nước tiểu của người bệnh đem đi phân tích, tìm ra các yếu tố bất thường chứng minh người bệnh đang bị sỏi thận, qua đó có thể đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả hơn.
Sau khi có kết quả chẩn đoán sỏi thận chính xác nhất, bạn sẽ biết được mình đang bị sỏi gì, kích thước sỏi lớn hay nhỏ, số lượng sỏi ít hay nhiều, vị trí đang bị sỏi.... Căn cứ vào đó mà có phương pháp chữa trị phù hợp.
Bài viết liên quan
> Người bị sỏi thận uống gì cho tốt?
> Người mắc bệnh sỏi thận nên ăn gì?
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn