https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Người bị bệnh sỏi thận thường có triệu chứng đặc trưng đó là gây đau đớn dữ dội. Tuy nhiên đau cũng có thể do căn bệnh khác gây ra. Vậy sỏi thận đau ở đâu? Bị sỏi thận thường đau ở vị trí nào? Làm thế nào để phân biệt được đau do sỏi thận và đau do bệnh lý khác? Bạn có thể tham khảo ngay thông tin dưới đây để chủ động phát hiện bệnh sớm.
Các chuyên gia y tế cho rằng sỏi thận chính là tình trạng các chất có trong nước tiểu bị lắng đọng, sau đó hình thành tinh thể gọi là sỏi. Các chất lắng đọng ở đây chủ yếu là cặn muối và các chất khoáng. Hơn nữa bệnh sỏi thận rất phổ biến ở các nước nhiệt đới nóng ẩm giống như ở Việt Nam. Bệnh nếu được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ không gây ra các tổn hại nghiêm trọng và các biến chứng nguy hiểm về sau
Bạn nên biết thận chính là cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm đào thải nước tiểu ra bên ngoài cơ thể. Thận sẽ đào thải hết nước tiểu cùng các chất độc hại trong đó ra ngoài. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động một số chất độc có trong nước tiểu không hoà tan, không theo nước tiểu ra ngoài mà nó sẽ lắng đọng lại ở thận. Sau một thời gian dài lắng đọng và tích tụ sẽ tạo thành các viên sỏi ở trong thận, đó là sỏi thận.
Sỏi thận hình thành do lắng đọng các chất có trong nước tiểu.
Đau là biểu hiện đặc trưng, phổ biến khi bị sỏi thận. Các cơn đau do bệnh sỏi thận gây ra thường đau một cách dữ dội và đau quằn quại, quặn thận. Lúc này người bệnh có cảm giác giống như đang bị co thắt từ bên trong, dù bạn nằm ở tư thế nào cũng đều bị đau.
Sở dĩ bệnh nhân bị sỏi thận thường có triệu chứng đau dữ dội là do khi sỏi thận xuất hiện ở trong thận đường tiết niệu sẽ bị kích thích gây ra co thắt, chúng bóp chặt lại với nhau và làm tắc đường tiết niệu. Khi đường tiết niệu bị tắc do sỏi sẽ khiến cho nước tiểu không thể bài tiết ra ngoài được, làm tăng áp lực lên khu vực bể thận và là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau quặn thận.
Cơn đau do sỏi thận gây ra thường xuất hiện chủ yếu ở vùng hông và vùng lưng, vùng sườn lưng. Bởi đó là các vị trí mà sỏi hay bị mắc kẹt, chỉ có khi sỏi mắc kẹt mới gây ra đau. Người bệnh thấy đau nhiều ở vị trí phía dưới xương sườn, sau đó cơn đau có thể lan đến cả vùng bụng dưới, lan xuống bộ phận sinh dục và cả mặt trong của đùi.
Vị trí chính xác mà nhiều người gặp phải nhất khi đau do sỏi thận là đau ở sườn lưng. Người bệnh có thể đau 1 bên trái, 1 bên phải hoặc có khi đau cả ở hai bên lưng. Cơn đau từ sườn lưng này sẽ dần lan sang vùng hố thắt lưng rồi xuống dưới hay đến hố chậu.
Bệnh sỏi thận thường gây đau ở vùng hông và vùng lưng.
Tuy nhiên các cơn đau do sỏi thận gây ra có sự khác biệt hẳn so với triệu chứng đau lưng thông thường. Đau lưng do sỏi thận thường đau dữ dội và quằn quại, đau mọi lúc mọi nơi, dù có nghỉ ngơi cũng không hết đau. Chỉ có cách dùng thuốc giảm đau hay chườm nóng lạnh mới hết đau. Còn đau lưng thông thường chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi.
Một số trường hợp bệnh nhân bị sỏi thận do sỏi nằm ở vị trí ngay bể thận kèm theo sỏi to nên người bệnh có thể sẽ bị đau một cách âm ỉ. Cơn đau do sỏi thận gây ra thường kéo dài khoảng 20 – 60 phút, có khi đau trong vài giờ.
Ngoài các triệu chứng đau trên người bị sỏi thận còn kèm theo các triệu chứng khác như đi tiểu ra máu, tiểu ra sỏi, nước tiểu đục màu, có mùi hôi. Đặc biệt người bệnh đi tiểu nhiều, nhất là về đêm, tiểu buốt, tiểu dắt, người mệt, có khi còn bị sốt hay ớn lạnh.
Để cắt nhanh cơn đau do sỏi thận gây ra người bệnh có thể áp dụng các cách sau:
+ Dùng thuốc giảm đau: ví dụ như một số thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, thuốc chống nhiễm trùng bằng các thuốc kháng sinh. Tuy nhiên dùng thuốc tây cần hết sức chú ý, tham khảo kỹ ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
Uống nhiều nước để giảm đau do sỏi thận.
+ Tăng cường uống nhiều nước ấm để thanh lọc cơ thể và giảm đau. Người bị sỏi thận nên uống ít nhất 2.5 lít nước mỗi ngày. Như vậy vừa giúp loại bỏ và đào thải nhanh các viên sỏi nhỏ ra ngoài, hạn chế tắc nghẽn ở đường tiết niệu, giảm đau sỏi thận hiệu quả.
+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều oxalat
+ Ngoài ra trong các trường hợp sỏi thận có kích thước lớn hơn hoặc sỏi gây đau đớn làm ảnh hưởng tới chức năng thận, gây ra chảy máu hay nhiễm trùng bắt buộc người bệnh cần áp dụng những phương pháp điều trị mang tính tích cực hơn.
Bài viết liên quan
> Người mắc sỏi thận kiêng gì cho nhanh khỏi?
> Mổ sỏi thận và những điều nên biết
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn