https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Suy thận là tình trạng thận bị suy giảm chức năng lọc và bài tiết chất độc trong cơ thể ra bên ngoài. Vậy suy thận có nguy hiểm không? Thực tế cho thấy, suy thận rất nguy hiểm vì người bệnh có thể phải đánh đổi cả mạng sống của mình.
Như chúng ta đã biết, trong cơ thể con người sẽ có hai quả thận. Hai quả thận này nằm ở vị trí trong khoang bụng ở hai bên cột sống ngay giữa lưng phía trên thắt lưng. Thận có nhiệm vụ là lọc và loại bỏ các chất thừa, các chất thải từ máu từ bên trong cơ thể ra bên ngoài. Đồng thời thận còn giúp kiểm soát các chức năng khác của cơ thể như điều hoà huyết áp…
Các nhiệm vụ mà thận thực hiện khi khỏe mạnh như:
+ Loại bỏ các chất thải từ máu trong các hoạt động cơ bắp hay khi cơ thể dung nạp thuốc hoặc hóa chất.
+ Duy trì sự cân bằng của nồng độ các chất khoáng như phốt pho, kali, natri và nước trong máu.
+ Sản sinh ra chất hóa học có tên là erythropoietin nhằm kích thích để sản xuất ra các tế bào hồng cầu.
+ Sản xuất renin, đây là một loại enzyme giúp điều chỉnh huyết áp.
+ Sản xuất một dạng hoạt động của vitamin D nhằm gia tăng sức khỏe cho xương.
Suy thận khiến các chức năng của thận bị suy giảm.
Trong trường hợp suy thận, các chức năng của thận sẽ bị suy giảm khiến việc đào thải chất độc ra ngoài cơ thể bị ngưng trệ. Điều này khiến cơ thể bị nhiễm độc và tích tụ dịch gây sưng ở mắt cá chân, cơ thể suy nhược, mất ngủ và dẫn đến khó thở.
Bệnh nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng. Đồng thời tình trạng bệnh ngày càng nặng khiến thận sẽ mất hoàn toàn chức năng. Lúc này người bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.
Ở thời kì đầu của suy thận cấp sẽ có biểu hiện lượng nước tiểu thấp thậm chí là không có.
Khi bệnh trở nặng hơn cơ thể sẽ xuất hiện triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn, ăn không ngon, ngủ kém, tiêu chảy, huyết áp không ổn định có thể tăng cao hoặc xuất thấp, cơ thể suy nhược, ngẩn ngơ và thậm chí có thể bị hôn mê.
Người suy thận mạn thường không xuất hiện những triệu chứng ban đầu điển hình mà nó thường diễn biến âm thầm, từ từ. Vì vậy khi có các triệu chứng điển hình thì thường bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Suy thận khiến cơ thể suy giảm và mệt mỏi.
Các triệu chứng ở giai đoạn muộn của suy thận mạn như: Cảm giác buồn nôn, nôn mửa, cơ thể mệt mỏi, nóng đốt chân tay, đau dạ dày, thở gấp, giảm ham muốn tình dục, thiếu máu, gặp các bệnh về cơ và xương, huyết áp tăng, đường huyết cao, thiếu máu…
Hiện nay chưa có phác đồ nào chữa khỏi hoàn toàn suy thận. Chủ yếu việc điều trị nhằm ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Vì vậy, phương pháp điều trị suy thận chủ yếu là điều trị nguyên nhân kết hợp với điều trị triệu chứng và thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.
+ Điều trị nguyên nhân: Nguyên nhân gây suy thận chủ yếu là do bệnh tăng huyết áp và bệnh tiểu đường gây nên. Huyết áp tăng và đường huyết tăng vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả mà suy thận gây nên. Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ huyết áp và đường huyết ở người bị suy thận. Một số loại thuốc hạ áp và thuốc hạ đường huyết sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng trong trường hợp tăng huyết áp và đường huyết.
Ở giai đoạn muộn thì lọc máu và chạy thận là phương pháp điều trị tối ưu nhất.
+ Tùy vào các triệu chứng của suy thận để sử dụng các loại thuốc trong điều trị như:
+ Xuất hiện tình trạng ứ đọng dịch thì bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc lợi tiểu nhằm đào thải nước ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu.
+ Cơ thể bị thiếu máu thì người bệnh sẽ được chỉ định truyền máy, sử dụng các loại thuốc sắt hoặc tiêm sắt.
Trường hợp suy thận giai đoạn cuối thì phương pháp duy nhất để duy trì sự sống cho người bệnh đó là lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.
Như vậy, suy thận là bệnh rất nguy hiểm do đó khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn bệnh tiến triển nặng nhé.
Bài viết liên quan
> Các loại thuốc gây suy giảm chức năng thận
> Suy thận ăn gì, kiêng gì để tốt nhất cho việc điều trị bệnh?
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn