https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Thực đơn 1 tuần của bệnh nhân gút để không bị thiếu chất

Hôm nay ăn gì? Ăn như thế có nhiều chất đạm quá không? Có ảnh hưởng đến kết quả trị bệnh gút? Có làm cơ thể thừa hoặc thiếu chất không? Mọi băn khoăn và lo lắng của người bệnh gút sẽ được giải quyết nhờ thực đơn cực khoa học và hợp lý này.

Chế độ ăn có vai trò đặc biệt quan trọng với người bệnh gút

Ăn nhiều thực phẩm chứa nhân purin (thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, uống rượu bia…) sẽ tiếp tay cho bệnh gút ngày một trầm trọng hơn và gây ra nhiều biến chứng khôn lường. Bởi đây chính là thủ phạm khiến nồng độ acid uric tăng cao, gây ra những cơn đau gút cấp.

Song kiêng khem quá mức trong việc ăn uống với bữa cơm chỉ có rau xanh, cà muối cũng không được vì chúng không được cung cấp đủ năng lượng để cơ thể người bệnh chống trọi lại với bệnh tật, do đó, nhiều người sẽ cảm thấy người lúc nào cũng mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống.

Chế độ ăn khoa học sẽ giúp đẩy lùi gút nhanh hơn

Chế độ ăn khoa học sẽ giúp đẩy lùi gút nhanh hơn

Như vậy có thể nói, trong điều trị gút, ăn quá mức cũng không được và “nhịn” quá cũng không song. Câu hỏi đặt ra là người mắc bệnh gút cần có chế độ ăn uống như thế nào để có đủ sức khỏe đối đầu lại với sự hung hãn của bệnh gút?

Rất đơn giản, người bệnh gút cần trang bị cho mình một lượng kiến thức về các loại thực phẩm để biết được đâu là thực phẩm nên ăn, đâu là thực phẩm cần tránh. Thực tế cho thấy, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý với việc tăng cường ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước, vận động thường xuyên sẽ giúp đẩy nhanh việc điều trị bệnh gút, giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh hơn.

Nguyên tắc vàng về dinh dưỡng cho người bệnh gút

- Những thực phẩm người bệnh gút cần tránh gồm: Nhóm thực phẩm có hàm lượng purin cao như hải sản, thịt đỏ, nội tạng, lạp xường, dầu cá, đồ nhiều dầu mỡ, các nước hầm xương thịt. Mỗi ngày, người mắc gút nên khống chế lượng protein hấp thụ từ thức ăn trong khoảng 1g/kg thể trọng cơ thể để tránh tăng lượng acid uric nội sinh.

Người bệnh gút không nên ăn thực phẩm giàu đạm

Người bệnh gút không nên ăn thực phẩm giàu đạm

Ngoài ra, người bệnh cũng cần hạn chế hoặc kiêng tuyệt đối bia, rượu, đồ uống có ga, chứa chứa chất kích thích như cà phê, ca cao, trà đặc…

- Những thực phẩm tốt cho người bệnh gút: Người bệnh gút nên bổ sung thêm các loại rau xanh, trái cây chín tự nhiên, ngũ cốc nguyên hạt (bánh mỳ, ngũ cốc, gạo, mì). Một số rau củ quả người bệnh gút nên sử dụng thường xuyên như dưa chuột, rau cần, bắp cải.

Rau xanh, trái cây rất tốt cho người bệnh gút

Rau xanh, trái cây rất tốt cho người bệnh gút

Đặc biệt, người bệnh gút cần chú ý, tổng lượng thịt cá nên ăn là dưới 150 gam/ngày. Người bệnh có thể ước tính lượng thực phẩm tương đương để dễ chuyển đổi món ăn như 100gam thịt = 180gam đậu phụ = 70gam đậu phộng = 100gam cá = 100gam tôm.

TÌM HIỂU THÊM: 5 loại rau cực tốt cho người bệnh gout/Đối tượng bị bệnh gút kiêng ăn gì?

Thực đơn 1 tuần mọi bệnh nhân gút cần nằm lòng

Dựa trên nhiều tài liệu y học uy tín trong và ngoài nước cùng sự tư vấn của các chuyên gia gút hàng đầu hiện nay, chúng tôi đã chọn lọc và thiết kế một thực đơn đa dạng các món ăn liên tục trong 1 tuần tuần dành cho người bệnh gút.

Người bệnh có thể tham khảo để xây dựng cho mình một thực đơn lý tưởng và phù hợp nhất. Nếu áp dụng được triệt để thực đơn này, chắc chắn sẽ giúp bệnh gút được cải thiện nhanh chóng.

 

Sáng

Trưa

Tối

Thứ 2

1 trái bắp

Cá hồi sốt cà chua

Khoai tây/ khoai lang

200ml sữa ít đường

Hỗn hợp Salad
(rau bina, xà lách)

Ức gà/ 100gr thịt nạc

1 trái táo

Cơm trắng

Cà rốt, bông cải xanh

Thứ 3

1/2 cốc ngũ cốc (sữa ít
béo). Có thể trộn thêm các loại hạt

Salad rau xanh với dầu
oliu

2 ounce gà nướng

1 cốc nhỏ việt quất

Cá hồi hầm với đậu trắng

Đậu Hà Lan hấp/ nướng

Nước lọc

Cơm trắng

1 cốc nước ép dưa hấu

Thứ 4

Bánh mì ốp la 1 trứng

1 chén mì ống nấu
xương heo

Salad rau được làm bằng
cà rốt, bông cải xanh

300ml sữa tách béo

Salad rau trộn

Thịt nạc (2-3 ounce)

 

 

Cơm trắng

Thứ 5

2 lát sandwich kèm bơ
đậu phộng/ mứt dâu tây

Súp thịt bằm và rau

Cơm trắng

1 ly nướccam

Salad diếp cá, cà chua

1 chén rau hấp

 

 

2 đến 3 ounce cá hồi

Thứ 6

Nui xào thịt nạc

Bún bò

Cơm trắng

250 ml nước táo

Trái cây tươi

Canh bí đỏ

 

 

Thịt nạc luộc

Thứ 7

Hủ tiếu

Canh bí đỏ

Cơm trắng

Nước lọc

Rau cần xào thịt

Gà luộc

Cơm trắng

Canh cải xanh luộc

Chủ nhật

Cháo thịt bằm

Salad rau

Cơm trắng

300ml nước ép dứa

Xúc xích chiên

Sườn non chua ngọt

 

Bánh mì khô

Canh khoai mỡ

Hiệu quả hơn nếu kết hợp với sản phẩm giúp trị gút tận gốc

Một chế độ ăn khoa học chỉ giúp kiểm soát được bệnh gút mà không thể trị dứt điểm được căn bệnh này. Do đó, song song với một thực đơn ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên, người bệnh gút nên kết hợp sử dụng sản phẩm điều trị gút từ thảo dược thiên nhiên an toàn và hiệu quả là Hoàng Tiên Đan.

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút

Được chiết xuất từ bộ tam thảo dược quý gồm Tơm trơng cùng Khúc khắcDâm dương hoắc, Hoàng Tiên Đan giúp bổ thận, tăng cường chức năng thận, gia tăng đào thải acid uric của thận, giữ nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng an toàn, giảm các triệu chứng sưng đau, nóng đỏ và đánh tan các u cục tophi mạn tính nhanh chóng, hiệu quả. Đặc biệt, sản phẩm còn rất an toàn và hoàn toàn không gây tác dụng phụ dù sử dụng dài ngày.

Bạn có thể tử vong nếu bị gút mạn tính!

Thế nào là gút mạn tính?

Cơn đau gút lặp đi lặp lại nhiều lần, hoặc tái phát liên tục 2-3 lần/ năm thì được gọi là gút mạn tính.

Nguyên nhân gây ra gút mạn tính?

Chức năng thận suy giảm, không tuân thủ theo đúng liệu trình điều trị và sử dụng sản phẩm trị gút không chất lượng là căn nguyên khiến bệnh gút ngày một dai dẳng, khó trị và chuyển sang giai đoạn mạn tính.

Biểu hiện điển hình của gút mạn tính

- Các khớp viêm sưng tấy dữ dội với tần suất xuất hiện nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

- Xuất hiện cơn đau cấp tính kéo dài 5-7 ngày và rất dễ tái phát khi có điều kiện thuận lợi (ăn thực phẩm giàu đạm, uống rượu bia).

- Cơn đau xuất hiện nhiều ở khớp bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay và khuỷu tay với các triệu chứng khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, chạm nhẹ cũng rất đau.

- Có sự lắng đọng urat tại các khớp xương và các tổ chức khác; hình thành các hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp do tinh thể urat tích tụ quá nhiều.

- Chức năng thận suy giảm rõ rệt do lượng acid uric dư thừa khiến thận phải làm việc quá mức.

- Chỉ số acid uric cao, giao động từ 580-700mmol/l.

Nguy hiểm khôn lường khi mắc gút mạn tính

- Gút mạn tính gây đau đớn về thể xác, mất ngủ, kém ăn, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, khó chịu, dễ nổi nóng, cáu gắt.

- Các hạt tophi loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

- Các khớp xương, sụn bị hủy hoại, biến dạng, teo cơ khiến quá trình vận động, đi lại hạn chế. Nặng hơn có thể tàn phế, liệt, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống.

- Tổn thương thận: Thận là bộ phận bị tác động rất lớn khi bị gút mạn tính do tình trạng lắng đọng muối urat trong thận dễ gây sỏi thận, tăng nguy cơ thận ứ nước ứ mủ, suy thận.

- Gút mạn tính còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh gan và thậm chí là tử vong.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status