https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
85% là con số thống kê những người bị mắc bệnh gout ở tuổi trung niên. Con số này cao hơn gấp nhiều lần so với những độ tuổi khác. Người bị bệnh gout nên ăn uống như thế nào để giúp ngăn ngừa và điệu trị hiệu quả căn bệnh này?
Bệnh gout ở độ tuổi trung niên, nếu phát hiện và điều trị muộn sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng vận động của người bệnh, thậm chí là để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Vì vậy, việc xem xét người mắc bệnh gout nên ăn uống và dùng loại thuốc hỗ trợ nào để giúp điều trị bệnh gout lại càng trở nên cần thiết.
Ở tuổi trung niên tỷ lệ mắc bệnh gout rất cao
- Bạn hãy ngay lập tức hạn chế ngay những loại thực phẩm như: Các loại nấm, dọc mùng (bạc hà), các loại măng (măng tre, măng tây). Đây là những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh, chúng sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
- Các loại thịt có màu đỏ, nội tạng động vật, thịt gia cầm, các loại hải sản và cả bông cải, cải bó xôi cũng không nên sử dụng. Vì những loại thực phẩm này giàu đạm, có gốc purin.
- Các thực phẩm giàu chất béo như: Thức ăn chiên, quay, da, mỡ động vật,… cả những thực phẩm chế biến với các chất béo no như mì tôm, thức ăn nhanh,… cũng nên hạn chế ăn.
- Tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ,... để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước.
- Các loại thực phẩm giàu đạm động vật, đạm thực vật như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt, các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ,… cũng cần hạn chế trong khẩu phần ăn.
- Không uống các đồ uống có chứa cồn, các đồ uống có gaz, nước ngọt,... Vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, đây cũng là yếu tố khiến bệnh gout thêm trầm trọng. Ngay cả những đồ uống có vị chua như các loại nước trái cây giàu vitamin C (nước cam, nước chanh) cũng nên hạn chế, vì làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ sỏi thận.
- Các loại thực phẩm như các loại hạt, ngũ cốc, rau quả, bơ… đặc biệt là sữa, trứng được khuyến khích sử dụng vì chứa ít purin.
- Các rau củ giàu chất xơ như củ sắn, cà chua, dưa leo,… sẽ giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, biến đạm trở thành năng lượng nhờ vậy mà giảm được sự hình thành axit uric.
- Ngoài việc ăn các loại thực phẩm như kể trên thì việc uống nhiều nước (từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày) là rất cần thiết. Nước giúp cho việc đào thải các axit uric (tác nhân gây nên bệnh gout) tốt hơn. Với người lớn tuổi không nên uống nhiều nước vào buổi tối, vì ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe.
- Người bị bệnh gout cần chú ý giữ cho tinh thần thoải mái, hạn chế lo nghĩ, thức khuya. Vì gan chịu ảnh hưởng của yếu tố tinh thần, từ đó ảnh hưởng đến quá trình đào thải axit uric, càng làm cho bệnh gout thêm nặng hơn.
Chuyên gia chia sẻ về chế độ ăn tối ưu cho người bị gout
Tuân thủ nghiêm chế độ ăn uống sẽ giúp cho việc điều trị bệnh gout hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời buổi đời sống vật chất đủ đầy như hiện nay, thật khó lòng thực hiện cho đúng. Để vẫn đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh có thể sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ Hoàng Tiên Đan. Đây là sản phẩm được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, không gây phản ứng phụ, dễ sử dụng và hiệu quả trong việc điều trị bệnh gout cấp và mãn tính.