https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Acid uric trong máu tăng cao không chỉ làm tăng nguy cơ cao mắc bệnh gout mà còn là nguyên nhân dẫn đến bệnh thận. Có thể nói,acid uric và bệnh thậncó mối liên hệ với nhau rất mật thiết.
Để tìm hiểu được mối liên hệ giữa acid uric và bệnh thận, trước tiên chúng ta cần hiểu được acid uric là gì và những bệnh nào có liên quan đến tình trạng acid uric trong máu tăng cao.
Acid uric là một loại hoạt chất được tạo ra trong cơ thể do quá trình thoái hóa các nhân purin. Purin được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm hàng ngày như: thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, một vài loại trái cây và rau củ… Acid uric được hòa tan trong máu để đến thận, sau đó thận sẽ có nhiệm vụ bài tiết chúng ra ngoài theo đường nước tiểu.
Acid uric được hình thành từ quá trình thoái hóa nhân purin
Nồng độ acid uric trong máu ở ngưỡng cho phép đối với nam là 7mg/dl, đối với nữ là 6mg/dl. Nếu vượt quá thì tùy vào chỉ số mà sẽ xác định được bạn có thể có nguy cơ mắc những bệnh gì, từ đó đưa ra những phác đồ điều trị cụ thể.
Khi acid uric trong máu vượt ngưỡng cho phép, một số bệnh lý mà bạn có thể mắc phải đó là: bệnh gout, béo phì, tiểu đường, tăng huyết áp, các bệnh về tim mạch, bệnh thận…
Như đã nói ở trên, thận là cơ quan chính có nhiệm vụ đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Khi chức năng của thận không còn tốt do một số bệnh lý hoặc nguyên nhân nào đó thì khả năng đào thải acid uric trở nên kém đi. Điều đó khiến cho acid uric bị lắng đọng trong xoang thận tạo ra sỏi thận gây tắc đường tiểu, ứ nước, giãn thận, viêm đường tiểu. Lắng đọng trong các ống thận có thể gây ra: Viêm thận kẽ, tắc ống thận, tổn thương nhu mô thận.
Acid uric tăng cao có thể gây ra các bệnh lý về thận
Có thể thấy rằng, acid uric và bệnh thận có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Nếu không kiểm soát được lượng acid uric trong máu, chức năng của thận sẽ ngày càng yếu đi gây nên những biến chứng nguy hiểm, đặc biệt hơn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của con người. Theo nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh thận mạn độ 3 trở lên thường tăng dần theo nồng độ acid uric trong máu.
Ngoài ra, những người bị acid uric trong máu tăng quá cao sẽ phải sử dụng đến thuốc để điều trị. Tuy nhiên một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng không tốt đến thận và người bệnh không biết nên vẫn sử dụng. Lâu dần sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh thận tăng lên, dẫn đến tình trạng suy thận.
Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để biết được cơ thể của mình đang như thế nào. Nếu đã có dấu hiệu của acid uric trong máu tăng, nên làm thêm các xét nghiệm để kiểm tra chức năng thận để có thể phát hiện các vấn đề mà thận có thể gặp phải sớm. Thông qua đó, việc điều trị và sử dụng thuốc cũng được cân nhắc sao cho phù hợp hơn.
Acid uric trong máu tăng cao là do cơ thể chúng ta hấp thu quá nhiều thức ăn có hàm lượng purin lớn. Chính vì thế, người bị acid uric cao không nên ăn nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật, các loại nấm khô, hải sản… Thay vào đó là bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, ăn các loại hoa quả và rau xanh, sữa tách béo… để việc kiểm soát acid uric được dễ dàng hơn.
Bổ sung đủ nước và ăn rau xanh để kiểm soát lượng acid uric tốt hơn
Nếu đã phải dùng đến thuốc để duy trì nồng độ acid uric thấp và giảm nguy cơ mắc bệnh gout cũng như bệnh thận trong tương lai, bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, uống đủ liều và thời gian yêu cầu, không tự ý ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu có vấn đề gì xảy ra cần liên hệ ngay với bác sĩ để có phương án giải quyết kịp thời.
Acid uric tăng cao có thể gây ra rất nhiều bệnh và biến chứng nguy hiểm, trong đó có bệnh thận. Do đó, mỗi người cần phải để ý nhiều hơn đến sự thay đổi của cơ thể để có được một cuộc sống khỏe mạnh.
Bài viết liên quan
> Thận yếu - "Thủ phạm" gây bệnh gút và rối loạn sinh lý
> Những biến chứng của suy thận bạn cần biết
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn