https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Acid uric trong máu cao chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh gout. Tất nhiên không phải tất cả những người có hàm lượng acid này cao cũng sẽ mắc bệnh này. Tuy nhiên việc tìm hiểu chỉ số acid uric bình thường và bất thường cũng rất cần thiết để có thể biết được bản thân có nguy cơ mắc bệnh hay không.
Acid uric là một sản phẩm được sinh ra từ sự chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Có hai loại acid uric đó là acid uric nội sinh và acid uric ngoại sinh.Acid uric nội sinh hình thành do quá trình biến đổi của các nhân tế bào trong cơ thể. Và acid uric ngoại sinh là sản phẩm thoái giáng của nhân purin. Chất này được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản, nội tạng động vật, đậu Hà Lan, bia, rượu…
Acid uric được tạo ra do nhiều nguyên nhân
Đối với người khỏe mạnh acid uricsẽ được cơ thể đào thải qua thận. Tuy nhiên nếu ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, có nhiều purin hay uống rượu bia sẽ khiến cho sự cân bằng hoặc đào thải acid này bị mất đi. Việc này khiến cho hàm lượng acid uric trong máu sẽ cao hơn rất nhiều. Và khi lượngacid uric trong máu tăng cao kéo dài sẽ gây lắng đọng tinh thể urat ở các khớp gây ra các đợt viêm khớp cấp hay còn gọi là cơn gout cấp.
Ngoài ra lượng acid uric trong máu tăng cao kéo dài còn khiến người bệnh mắc sỏi thận và suy thận, cao huyết áp, cùng các bệnh lý về tim mạch.
Acid uric tăng cao là nguyên nhân chính của bệnh gout chính vì thế việc như thế nào là chỉ số acid uric bình thường được nhiều người quan tâm. Bình thường cơ thể sẽ luôn có một trạng thái cân bằng giữa việc nạp vào và thải ra acid uric. Bởi acid uric được tạo ra liên tục trong cơ thể. Tuy nhiên khoảng 80 % lượng acid này đều có thể được đào thải qua đường tiết niệu, 20 % còn lại được cơ thể thải ra qua đường tiêu hóa và da. Một ngày thận sẽ đào thải được khoảng 400 – 1000 mg acid uric qua đường nước tiểu. Và lượng acid uric được đào thải qua các con đường còn lại là 100 – 200 mg/ ngày.
Chỉ số acid uric bình thường là dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l)
Chính nhờ cơ chế cân bằng này mà lượngacid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Và khi cơ chế cân bằng hai quá trình tổng hợp và đào thải này bị phá vỡ bởi một số nguyên nhân thì đều khiến lượng acid uric trong máu tăng cao. Và tùy theo độ tuổi, giới tính mà chúng ta có thể xác định được như thế nào là chỉ số acid uric bất thường. Thông thường nếu xét nghiệm chỉ số acid uric ở nam là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0mg/l (360 micromol/l). Khi chỉ số acid uric tăng cao hơn những mức này thì người bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh gout rất cao.
Biết được chỉ số acid uric bình thường trong máu thì bạn sẽ nhận biết được như thế nào là bất thường. Vậy nếu bị tăng acid uric trong máu thì cần dùng biện pháp gì?
Đối vớingười bệnh bị tăng acid uric thì cần có một chế độ ăn uống phù hợp để kiểm soát nồng độ acid trong cơ thể. Cụ thể là trong khẩu phần ăn hàng ngày người bệnh phải hạn chế ăn những thức ăn có chứa nhiều chất đạm, và có hàm lượng purin cao. Ngoài ra nên hạn chế uống rượu bia, ăn nhiều rau xanh, hoa quả. Nếu đã điều chỉnh chế độ ăn uống mà acid uric vẫn cao thì việc sử dụng thuốc là cần thiết.
Áp dụng chế độ ăn uống khoa học để giảm bớt acid uric
Còn trong trường hợp lượng acid uric ở mức trên 12 mg/dl, hoặc gia đình có tiền sử bị gút, bị sỏi thận kèm tăng acid uric máu, có dấu hiệu tổn thương thận đều cần phải dùng các thuốc giảm acid uric.
Nhận biết chỉ số acid uric bình thường và bất thường là điều cần thiết giúp phòng ngừa bệnh gout và một số loại bệnh về thận, tim mạch. Tất nhiên, cách tối ưu nhất để phòng ngừa nguy cơ tăng acid uric không gì khác ngoài việc thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học.
Bài viết liên quan
> Đi xét nghiệm chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout?
> Nước ép trái cây cũng giúp giảm acid uric, tại sao không?
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn