https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Đi xét nghiệm chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout?

Bạn đi khám định kỳ và khi xét nghiệm bạn nhận được kết quả là chỉ số acid uric cao. Vậy là bạn hoang mang lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình, liệu chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout không? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Chỉ số acid uric trong máu như thế nào là cao?

Acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Bình thường lượng acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Điều này có được là do cơ thể cân bằng được quá trình tổng hợp và đào thải loại acid này.

Chỉ số acid uric trong máu cao có phải bệnh gout

Chỉ số acid uric trong máu cao có phải bệnh gout

>>Tìm hiểu thêm: Chỉ số acid uric máu cho bạn biết bệnh gout đang ở giai đoạn nào?

Tuy nhiên có một số nguyên nhân như chế độ ăn uống những thực phẩm có chứa nhiều purin, thường xuyên uống rượu bia… Hoặc do một bệnh lý nào đó khiến quá trình đào thải loại acid này ra khỏi cơ thể bị rối loạn. Những nguyên nhân này khiến mức cân bằng của acid trong cơ thể bị mất đi và tăng acid uric trong máu. Chỉ số acid uric cao ở nam giới là trên 7,0 mg/dl (hay trên 420 micromol/l), ở nữ trên 6,0 mg/l (360 micromol/l).

Nếu bạn đi xét nghiệm chỉ số acid uric cao mà chưa xuất hiện các cơn đau khớp thì các bác sĩ sẽ khuyến cáo chế độ ăn hợp lý để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.

Vậy chỉ số acid cao có phải bị bệnh gout?

Rất nhiều người thắc mắc chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout không? Bởi vì bệnh này và chỉ số acid uric luôn có quan hệ mật thiết với nhau. Tuy nhiên việc khẳng định người có chỉ số acid uric cao là mắc bệnh gout là không chính xác.

Chỉ số acid uric cao không có nghĩa là mắc bệnh gout

Chỉ số acid uric cao không có nghĩa là mắc bệnh gout

Theo tiêu chuẩn Bennett và Wood 1968 các bác sĩ chỉ có thể kết luận bệnh nhân đó bị bệnh gout khi:

+ Tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay trong các hạt tô-phi.

+ Hoặc có tối thiểu 2 tiêu chuẩn sau đây:

- Đã từng có tối thiểu 2 đợt sưng đau đột ngột của một khớp trong thời gian 7- 10.

- Sưng đau bàn chân cái dữ dội và cũng chỉ kéo dài 7- 10 ngày.

- Có hạt to phi.

- Đáp ứng tốt với colchicin (giảm viêm và đau trong 48h).

Như vậy chỉ số acid uric cao không đủ để khẳng định có bị gout hay không. Nó chỉ phản ánh một phần của bệnh gout. Acid uric có kết tủa thành muối urat lắng đọng tại khớp hay không còn phụ thuộc vào tính kiềm (độ PH) và nhiệt độ của cơ thể.

Chính vì thế nhiều trường hợp mặc dù người bệnh có chỉ số acid uric thấp vẫn được chẩn đoán là mắc bệnh gout. Tuy nhiên nếu đã có lượng acid uric cao thì nguy cơ mắc bệnh gout là rất cao.

Tóm lại, nếu như trong thực tế bạn gặp các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh gout trên lâm sàng, bệnh nhân nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

Làm thế nào để giảm lượng acid uric trong máu?

Dù không có nguy cơ bị bệnh gout tuy nhiên khi bạn nhận được kết quả xét nghiệm mà lượng acid uric trong máu cao cần áp dụng các biện pháp để điều chỉnh giảm. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên bệnh nhân thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc bệnh gout. 

Theo đó, người bệnh cần hạn chế thực phẩm có chứa nhiều purin như thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản,… Đồng thời cũng nên hạn chế những đồ uống có nhiều cồn như rượu bia. Tăng cường các loại rau củ, trái cây có chứa ít purin, nhiều chất xơ, nhiều kali để giúp giảm lượng acid uric trong máu.

Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin để hạ acid uric máu

Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều purin để hạ acid uric máu

Những loại thuốc làm giảm acid uric trong máu không được khuyến khích dùng trong trường hợp này. Chỉ dùng thuốc khi nồng độ acid uric máu quá cao trên 10-12 mg/dl (khoảng 700 micromol/l) hoặc khi có sự sản xuất acid uric trong giai đoạn gout cấp tính, ví dụ trong điều trị hoá trị liệu trong bệnh ung thư gây hủy tế bào nhiều.

Acid uric cao có phải bị bệnh gout không? Câu trả lời là có thể có hoặc không. Tuy nhiên nếu bạn đã nhận được kết quả chỉ số acid uric cao thì cũng nên điều chỉnh ngay chế độ ăn uống, sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Bài viết liên quan

Giảm acid uric máu - Yếu tố "sống còn" trong điều trị bệnh gout

10 loại thực phẩm giúp giảm acid uric trong máu nhanh nhất

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status