https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Hút dịch acid uric tại khớp là điều cần thiết để chuẩn đoán chính xác bệnh gút. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu ý nghĩa của việc hút dịch này.
Bệnh gout hay còn gọi là thống phong hình thành do việc rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến acid uric tăng cao trong máu. Lượng acid uric này sẽ lắng đọng thành các tinh thể urat trong khớp và các mô. Lúc này người bệnh sẽ có những cơn đau gout cấp dữ dội. Khớp bị đau trở nên sưng tấy, đỏ và sờ vào có cảm giác nóng. Những cơn đau này thường khởi phát từ nửa đêm về sáng, sau khi ăn một bữa ăn giàu đạm, uống rượu bia nhiều… Những triệu chứng này sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 1 -2 tuần.
Bệnh gout cần được chẩn đoán và điều trị sớm
Bệnh gout được chia làm ba loại là gout bẩm sinh, gout nguyên phát và gout thứ phát. Những bệnh gout này do nguyên nhân khác nhau tuy nhiên lại có triệu chứng như nhau. Và nếu không được điều trị và kiểm soát tốt thì các cơn đau gout sẽ xuất hiện nhiều hơn. Tiếp theo bệnh sẽ chuyển biến thành mãn tính, phá hủy cấu trúc khớp và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác.
>>Tìm hiểu thêm: Bệnh gout thứ phát là bệnh gì? Nguyên nhân bị gout thứ phát
Bệnh gout có nhiều biến chứng nguy hiểm như vậy cho nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh ngay từ giai đoạn đầu là điều cần thiết. Để chẩn đoán chính xác thì có một thao tác mà bác sĩ thường thực hiện đó là hút dịch acid uric tại vùng khớp xuất hiện cơn đau gout cấp. Điều này thực sự có ý nghĩa gì trong việc chẩn đoán bệnh?
Hút dịch acid uric để xét nghiệm dịch khớp và chẩn đoán bệnh gout
Đây là một tiêu chuẩn xác định chính xác nhất bệnh gout. Bởi không phải tất cả những người có acid uric trong máu cao thì đều mắc bệnh gout. Trong xét nghiệm này bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để hút dịch ra khỏi vùng khớp bị ảnh hưởng. Khi quan sát dịch ở dưới kính hiển vi sẽ thấy được tinh thể urat kết tinh trong khớp hay không? Bên cạnh đó nếu mắc bệnh gout thì khi soi dưới kính hiển vi cũng sẽ thấy được dịch khớp giàu tế bào viêm khoảng trên 2000 tế bào/mm3 và chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
Để chẩn đoán chính xác bệnh gout ngoài việc hút dịch acid uricđể xét nghiệm dịch thì bác sĩ thường phải làm một số xét nghiệm khác. Cụ thể là:
Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng để chẩn đoán bệnh gout. Bởi vì khi acid uric máu trên 6.8 mg/dl vượt quá nồng độ hòa tan sẽ hình thành tinh thể muối urat và lắng đọng tại sụn, khớp và gây các cơn đau đớn dữ dội cho người bệnh. Nếu chỉ số acid uric xét nghiệm cho kết quả trên 7,0 mg/dl (hoặc 420 µmol/l) đối với nam và trên 6,0 mg/dl (hoặc 360 µmol/l) người bệnh có nguy cơ mắc bệnh gout. Cần phải thực hiện xét nghiệm dịch khớp và một số xét nghiệm khác để chẩn đoán chính xác.
Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu cần thiết để chẩn đoán bệnh gout
Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng bài tiết acid uric qua đường tiểu như thế nào? Từ đó có một phác đồ điều trị thích hợp nhất cho người bệnh.
Xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ xác định xem bệnh gout đang tiến triển đến đâu. Điều này sẽ phục vụ nhiều hơn cho công tác điều trị bệnh.
Chụp X- quang sẽ giúp phát hiện hình ảnh lắng đọng các tinh thể urat tại khớp. Bệnh nhân cũng có thể được chỉ định siêu âm để phát hiện những thay đổi ở phần mềm, sụn khớp và xương do bệnh gout gây ra.
Hút dịch acid uric tại các khớp là một trong những thao tác để quá trình chẩn đoán bệnh gout được chính xác nhất. Chính vì thế bệnh nhân khi đến các cơ sở y tế cần phối hợp với bác sĩ để thực hiện nhanh chóng.
Bài viết liên quan
> Xét nghiệm acid uric trong nước tiểu giúp chẩn đoán những bệnh gì?
> Những điều cần biết về phương pháp hút dịch khớp gối
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn