https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Những điều cần biết về phương pháp hút dịch khớp gối

Tràn dịch khớp gối thường xảy ra ở nhiều người với nhiều độ tuổi khác nhau. Bệnh thường gây đau đớn và ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động của người bệnh. Thông thường, để giải quyết triệu chứng tức thì, người bệnh sẽ lựa chọn phương pháp hút dịch khớp gối. 

Tổng quan về phương pháp hút dịch khớp gối

Hút dịch khớp gối là một thủ thuật sử dụng kim nhỏ chọc vào ổ khớp và hút dịch tại khớp ra bên ngoài.
Chọc hút dịch khớp gối nhằm mục đích chẩn đoán các bệnh lý thường xảy ra ở khớp gối như tràn dịch khớp gối, ổ mủ gây viêm khớp đầu gối, tràn máu ổ khớp gối sau chấn thương…

  Hút dịch tại khớp gối.
Hút dịch tại khớp gối.

Bên cạnh đó, thủ thuật chọc hút dịch này còn giúp giảm đau hiệu quả do tràn dịch khớp gối gây nên. Đây là phương pháp an toàn và đơn giản. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức giảm rõ rệt và việc di chuyển cũng trở nên dễ dàng hơn.

Một điều cần đặc biệt lưu ý đó là phải vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo vô trùng các dụng cụ như kim tiêm, bơm tiêm…trước khi chọc hút dịch khớp gối. Ngoài ra, cần tuân thủ các quy định trong quá trình hút dịch để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Những trường hợp nên và không nên chọc hút dịch khớp gối

Bệnh nhân được chỉ định chọc hút dịch khớp gối trong những trường hợp như:

- Viêm màng hoạt dịch nghi ngờ do vi khuẩn gây nên.

- Viêm hoạt dịch khớp không rõ nguyên nhân.

- Các bệnh lý dẫn đến biến chứng viêm màng hoạt dịch như viêm dính khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính…

- Chấn thương mạnh khiến dịch ở khớp gối bị tràn.

- Tràn dịch khớp gối có chu kỳ

Các trường hợp không được chỉ định chọc hút dịch khớp gối như:

- Người bệnh mắc chứng hay chảy máu hoặc đang trong thời gian điều trị bệnh bằng thuốc có thành phần chống đông không nên áp dụng phương pháp chọc hút dịch khớp.

- Người mắc chứng bệnh máu khó đông hoặc có nhóm máu hiếm sẽ không được chỉ định áp dụng phương pháp chọc hút dịch.

- Không thực hiện hút dịch khớp gối khi vùng da tại vị trí đó bị xây xát.

  Thực hiện hút dịch khớp gối theo đúng quy trình nghiêm ngặt.
Thực hiện hút dịch khớp gối theo đúng quy trình nghiêm ngặt.

Những điều cần lưu ý sau khi chọc hút dịch khớp gối

Sau khi chọc hút dịch khớp gối thì việc điều trị đằng sau là vô cùng quan trọng. Nó giúp cho quá trình phục hồi bệnh nhanh chóng và quá trình chữa trị sẽ mang lại hiệu quả tốt. Các vấn đề chăm sóc sau khi hút dịch mà người bệnh cần chú ý như:

+ Cần nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên khoa để nhanh chóng phục hồi.

+ Cần nghỉ ngơi hợp lý, tránh cử động nhiều nhất là vị trí khớp gối.

+ Hạn chế đi lại nhằm tránh việc trọng lượng cơ thể gây áp lực xuống khớp gối.

+ Giảm đau bằng cách chườm đá. Kê cao chân để ngăn ngừa tình trạng tràn dịch do chấn thương và chống phù nề.

+ Khám định kỳ 6 tháng/ lần để kiểm soát bệnh, đồng thời có các biện pháp can thiệp kịp thời khi bệnh tái phát.

  Nghỉ ngơi hợp lý và đeo nẹp theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Nghỉ ngơi hợp lý và đeo nẹp theo đúng chỉ định của bác sĩ.

+ Đeo nẹp chân khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

+ Luyện tập sức khỏe phần cơ đùi nhằm duy trì khả năng vận động, tránh tình trạng nhức mỏi và tránh các chấn thương ở khớp.

+ Tập thể dục nhẹ nhàng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

+ Kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh tình trạng thừa cân, béo phì gây áp lực xuống khớp.

+ Thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin và chất xơ cho cơ thể. 

+ Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể để giúp đào thải độc tố ra bên ngoài. 

Trên thực tế, việc hút dịch khớp gối tuy có thể giảm đau nhanh chóng nhưng không phải trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng hút dịch. Có nên hút dịch hay không cần được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và chỉ định. Vì vậy tốt nhất người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra nhé.

Bài viết liên quan

Giải đáp câu hỏi đau khớp gối có phải bị bệnh gout không?

Thoái hóa khớp gối là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status