Thoái hóa khớp gối thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên do tổn thương ở các lớp sụn gây nên. Việc kiểm soát bệnh tốt sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, ở giai đoạn nặng bệnh dễ để lại những biến chứng khôn lường về khớp.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị thoái hóa loạn dưỡng. Bệnh thường gây biến đổi bề mặt sụn khớp, bề mặt khớp sau đó hình thành các gai xương và nặng hơn là dẫn đến biến dạng khớp.
Thoái hóa khớp gối.
Thời kỳ khởi phát, khớp gối chưa bị tổn thương nhiều do lượng dịch trong bao khớp chưa gây ảnh hưởng nhiều. Trong giai đoạn khớp tổn thương nhiều thì lượng dịch khớp suy giảm gây nên tình trạng khô khớp. Khi di chuyển độ ma sát giữa các khớp tăng lên gây hao mòn mặt sụn khớp gối gây đau đớn và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động của người bệnh.
+ Do tuổi tác: Thoái hóa khớp thường xảy ra ở những người lớn tuổi. Khi về già, các khớp xương sẽ dần bị lão hóa nhất là ở những người có tiền sử làm việc phải đứng nhiều, người lao động chân tay nặng và ở những người béo phì.
+ Do chấn thương: Các chấn thương như đứt dây chằng khớp gối, nứt vỡ xương chày hay xương bánh chè… cũng là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối. Đồng thời, các bất thường về giải phẫu hoặc các tổn thương ở khớp gối do viêm nhiễm cũng là những tác nhân gây nên thoái hóa khớp.
Thoái hóa khớp gối thường gặp ở người lớn tuổi.
Khi bị thoái hóa khớp người bệnh sẽ xuất hiện những dấu hiệu điển hình như:
+ Đau nhức: Người bệnh thường có biểu hiện đau quanh khớp gối hoặc đau một vài vị trí. Đau tăng lên khi di chuyển nhiều hoặc khi bước lên xuống cầu thang. Đau dữ dội về đêm gây trằn trọc, mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm. Khớp gối có tiếng lạo xạo khi di chuyển.
+ Sưng khớp gối: Thoái hóa khớp lâu ngày sẽ gây nên tình trạng viêm nhiễm khiến khớp bị sưng lên dẫn đến tràn dịch khớp gối. Khi thực hiện thủ thuật chọc hút dịch thì tình trạng đau sẽ giảm nhưng chỉ vài ngày sau là tái phát lại. Trong trường hợp bệnh trở nặng người bị thoái hóa khớp có thể bị cứng khớp nhất là vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy.
Vẫn chưa có phương pháp nào giúp điều trị hoàn toàn thoái hóa khớp. Các phương pháp thường được áp dụng chủ yếu đó là điều trị giảm triệu chứng và giảm sự tiến triển của bệnh.
Người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol, thuốc chống viêm không steroid. Tuy nhiên, thuốc giảm đau thường gây nên các tác dụng phụ lên đường tiêu hóa. Vì vậy hãy sử dụng với liều thấp nhất và cần kết hợp với một số loại thuốc bảo vệ dạ dày.
Thoái hóa khớp gối cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trường hợp giảm đau không hiệu quả thì bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng các phương pháp như:
+ Tiêm corticoid: Thuốc tiêm corticoid có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
+ Tiêm bôi trơn: Thoái hóa khớp do tình trạng khô khớp, dịch không đủ để bôi trơn khớp. Lúc này tiêm axit hyaluronic sẽ giúp cung cấp dịch đệm ở đầu gối, giúp bôi trơn ổ khớp tạo điều kiện vận động dễ dàng hơn và giúp giảm đau hiệu quả.
+ Phẫu thuật xương: Trường hợp thoái hóa khớp gây tổn thương một bên đầu gối thì phẫu thuật cắt xương sẽ là phương pháp hữu ích cần được áp dụng. Bác sĩ sẽ phẫu thuật và cắt ngang xương ở dưới đầu gối hoặc ở trên. Sau đó cắt bỏ hoặc thêm một nêm xương.
+ Thay khớp: Thay khớp là phương pháp loại bỏ khớp đã bị hư hỏng và thay thế bằng nhựa hoặc kim loại. Quá trình thay khớp cần được thực hiện nghiêm ngặt theo đúng quy trình nhằm tránh nguy cơ nhiễm trùng và hình thành cục máu đông.
+ Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều acid béo omega-3. Bởi đây được xem như là một loại chất kháng viêm vô cùng hiệu quả. Thường xuyên sử dụng các loại: sườn bò, sườn bê, xương ống. Đồng thời bổ sung luân phiên các loại thịt gia cầm, thịt heo, cua tôm, cá...
+ Chế độ lao động và sinh hoạt phù hợp: Tránh lao động quá sức, hạn chế tối đa khuân vác nặng, thường xuyên tập thể dục để gia tăng sức khỏe cho xương khớp.
Bài viết liên quan
> Khi bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
> Người bị bệnh thoái hóa khớp gối nên ăn gì để mau khỏi
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn