https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bạn nhận kết quả xét nghiệm máu với nồng độ acid uric trên 500 µmol /l, và bạn thắc mắc mình có nguy cơ mắc phải bệnh gout không? Đừng nên bỏ qua bài viết này nếu bạn không muốn mình mắc phải bệnh gout.
Acid uriclà một dạng hợp chất được sinh ra trong quá trình chuyển hóa nhân purin. Nhân purin là chất thường có trong rất nhiều các loại thực phẩm đặc biệt là thịt bò, thịt dê, hải sản, các loại rau tăng trưởng nhanh như giá đỗ, măng… Acid uric sau khi được chuyển hóa, nhân purin hòa tan vào máu đưa đến thận và thải ra ngoài qua đường nước tiểu.
Acid uric là gì?
Quy trình này thông thường sẽ không có gì xảy ra nếu thận hoặc cơ thể bạn không gặp vấn đề nào đó như chức năng thận bị suy giảm, ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin trong thời gian dài. Nồng độ acid uric trong máu tăng cao dẫn đến nhiều bệnh lý như gout, suy thận, các bệnh về huyết áp.
Theo quy định của Bộ Y tế nồng độ acid uric trong máu trên 420 µmol/l đối với nam và đối với nữ là 360 µmol/l. Tuy nhiên chỉ số này cũng có thể thay đổi với nhiều người. Có nghĩa là khi nồng độ acid uric trong máu cao trên mức này thì tỉ lệ mắc phải bệnh gout là rất cao.
Chỉ số acid uric trong máu chưa đủ để chẩn đoán bệnh gout chỉ khi bạn xuất hiện cơn gout cấp mới có thể xác định chính xác nhất với chỉ số này.
Nếu bạn đang nghi ngờ mình mắc phải bệnh gout hoặc là người thường xuyên ăn uống không điều độ, chế độ dinh dưỡng nhiều thực phẩm chứa nhân purin. Trên kết quả xét nghiệm máu nhận thấy chỉ số acid uric 500 µmol/l thì bạn đang bị tăng nồng độ acid uric khá cao. Nguy cơ mắc phải bệnh gout là 20%, tuy nhiên còn phụ thuộc vào việc bạn đã xuất hiện cơn đau khớp nào chưa.
Các hạt urate natri lắng đọng trên các khớp xương
Với mức độ chỉ số acid uric trên 500 µmol/l bạn nên cẩn trọng những cơn đau do bệnh gout có thể tấn công bất cứ lúc nào. Với những trường hợp chỉ số acid uric cao trên 500 µmol/l nhưng chưa xuất hiện những triệu chứng của bệnh gout thì bác sĩ sẽ nhắc nhở bạn cân bằng lại chế độ dinh dưỡng, uống các loại thuốc giúp giảm nồng độ acid uric trong máu.
Nếu chỉ số acid uric trên 500 µmol/l và đã xuất hiện các cơn đau gout cấp thì bạn cần dùng các đơn thuốc để khống chế các cơn đau do gout gây ra và các loại thuốc điều chỉnh nồng độ acid uric. Ngoài ra, trong quá trình điều trị bằng thuốc, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn kiêng khắt để kiểm soát lượng thực phẩm chứa nhân purin đưa vào trong cơ thể.
Nguyên nhân dẫn đến acid uric trong máu tăng cao do chế độ dinh dưỡng nhiều chất đạm, thường xuyên ăn các loại thịt động vật, nội tạng động vật, thịt đỏ, hải sản, các loại rau sinh trưởng quá nhanh… Để kiểm soát nồng độ acit uric bạn cần hạn chế ăn những thực phẩm này. Ngoài ra, người thường xuyên ăn nhậu, sử dụng chất kích thích hay đồ uống có cồn cũng là một trong những đối tượng dễ bị nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Bảng chế độ dinh dưỡng đảm bảo cho người bệnh gout
Cần thay đổi chế độ ăn khoa học lành mạnh, tăng cường những thực phẩm chứa nhiều vitamin C và hàm lượng chất xơ cao. Các loại rau như rau cần tây, cải bẹ xanh, bí xanh, rau súp lơ và các loại rau có màu xanh đậm. Ngoài ra, các loại quả như táo, cherry… cũng rất tốt cho việc kiểm soát nồng độ acid uric.
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý việc uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày cũng là một biện pháp giúp thải acid uric ra ngoài qua hệ bài tiết. Kết hợp với chế độ tập luyện thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai là một biện pháp hỗ trợ điều trị giảm acid uric hiệu quả.
Bài viết liên quan
> Đi xét nghiệm chỉ số acid uric cao có phải bị bệnh gout?
> Xây dựng chế độ ăn uống thông minh để giảm axit uric trong máu hiệu quả