https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bệnh gút là căn bệnh đã xuất hiện từ rất lâu và được xem là bệnh của “nhà giàu”. Người ta cho rằng nguyên nhân chủ yếu là do không kiểm soát chế độ ăn uống. Tuy nhiên trên thực tế, bệnh này có thể xuất hiện ở rất nhiều người và do nhiều nguyên nhan khác nhau. Vậy bệnh gút có di truyền không? Cùng nghe các chuyên gia giải đáp nhé.
Bệnh gút là bệnh liên quan đến việc rối loạn chuyển hóa axit uric trong cơ thể. Điều này sẽ khiến nồng độ axit này tăng cao hơn mức bình thường. Khi axit uric tăng cao sẽ gây lắng đọng tinh thể muối urat tại các ổ khớp và gây ra biểu hiện bệnh. Đây là một bệnh có rất nhiều biến chứng nguy hiểm như:
+ Khi mới bị bệnh người mắc có thể bị đau đớn ở vùng khớp bị tổn thương. Người bệnh sẽ thấy những cơn đau chủ yếu xuất hiện vào ban đêm, cơn đau tăng dần lên sau đó giảm đi nhưng không mất hẳn. Người bệnh sẽ không thể ngủ yên trong vòng 7 – 10 ngày liên tục sau đó ngừng hẳn. Thời gian sau đó có thể người bệnh sẽ không gặp những triệu chứng này cho đến 1, 2 năm sau. Tuy nhiên khi xuất hiện trở lại bệnh đã nặng hơn rất nhiều và nếu không điều trị sớm bệnh gút sẽ trở thành mạn tính.
Bệnh gút có thể gây những cơn đau và có một số biến chứng
>>Tìm hiểu thêm: Như thế nào là chỉ số acid uric bình thường và bất thường?
+ Khi bệnh trở nặng hơn các khớp tổn thương lâu ngày sẽ bị cứng và biến dạng, tê liệt. Người bệnh khó khăn trong vận động hoặc thậm chí không thể vận động khiến cơ bị teo. Lúc này rất có thể phải cắt cụt chi để tránh bị nặng hơn.
+ Nồng độ axit uric cao không chỉ ảnh hưởng đến các khớp mà còn có thể tích tụ trong máu, trong thận. Nếu axit uric tích tụ trong thận lâu ngày có thể khiến sản sinh ra sỏi và gây suy thận.
Theo các nghiên cứu chứng minh bất kỳ người nào cũng có nguy cơ mắc bệnh gút kể cả trẻ em. Có 3 dạng bệnh đó là bệnh gút bẩm sinh, bệnh gút nguyên phát và bệnh gút thứ phát.
Như đã nói ở trên bệnh gút có 3 loại và có nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau:
Đây là một bệnh liên quan đến di truyền nhưng hiếm gặp. Đối tượng chủ yếu mắc bệnh là nam và nếu mắc phải bệnh này họ sẽ sống không quá 40 tuổi. Bệnh gút bẩm sinh có thể gây ra các tổn thương thần kinh và làm giảm trương lực cơ. Khi trẻ mắc bệnh sẽ có biểu hiện ngay trong 3 – 6 tháng đầu đời như chậm phát triển rất nhiều so với những đứa trẻ khác. Cha mẹ có thể nhận biết là trẻ chậm biết ngồi, thậm chí không thể bò và đi lại được, không biết nói. Từ 6 – 18 tháng ở trẻ sẽ xuất hiện những cơn đau và co cơ tự phát… Điều này sẽ giống như trẻ bị bị não và không bao giờ có thể đi lại được.
Đây cũng là một bệnh liên quan đến yếu tố di truyền. Theo một số nghiên cứu nếu bố mẹ mắc bệnh gút thì nguy cơ con cái sinh ra có đến 20% sẽ nhiễm bệnh. Cơ thể người bệnh sẽ tổng hợp quá mức purin nội sinh và dẫn đến nồng độ axit uric trong máu vượt quá ngưỡng cho phép. Nguyên nhân được các nhà khoa học nghiên cứu là do một số loại gen trong người bệnh.
Bệnh gút nguyên phát có liên quan đến yếu tố di truyền
Chính vì thế nếu trong gia đình của bạn có người bị bệnh gút thì bạn phải đi xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ axit uric trong máu một cách thường xuyên để phát hiện bệnh. Nên tìm hiểu và phát hiện dấu hiệu bệnh từ đó có phương án điều trị thích hợp.
Bệnh gút thứ phát là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao trong một thời gian dài. Điều này là do nhiều bệnh lý như tăng thoái giáng purin nội sinh, đa hồng cầu, sarom hạch, bệnh bạch cầu mạn thể tủy, bệnh Hodgkin, đau tủy xương hoặc dùng thuốc hủy tế bào trong điều trị ung thư; bệnh thận mạn, suy thận gây giảm thải acid uric qua thận.
Bệnh gút thứ phát không liên quan đến yếu tố di truyền
Từ những thông tin trên chúng ta có thể trả lời được câu hỏi bệnh gút có di truyền không? Bệnh gút bẩm sinh và bệnh gút nguyên phát có nguyên nhân là yếu tố di truyền còn bệnh gút thứ phát do chế độ dinh dưỡng hoặc bệnh lý kèm theo. Hiểu được điều này để có thể phòng bệnh gút hoặc có phương án điều trị thích hợp.
Bài viết liên quan
> Nguyên nhân gây bệnh gout - Bao lâu cơn đau gout xuất hiện lại?
> Các bệnh dễ nhầm lẫn với gout nhất mà bạn không biết
Đăng bởi: Dược sĩ Đinh Duyên