https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bệnh nhân mắc bệnh gout thường được các bác sĩ khuyên nên tránh xa bia rượu. Vậy bệnh gout và rượu có có mối quan hệ gì với nhau?
Những người mắc bệnh gout chắc chắn hiểu rằng nồng độ acid uric trong máu quan trọng thế nào đến tình trạng người bệnh. Các thực phẩm đưa vào cơ thể chứa quá nhiều nhân purin hoặc calo gây tích tụ mỡ và axit béo là nguyên nhân dẫn đến những cơn đau gout cấp và khiến bệnh gout ngày một nặng hơn.
Ăn nhiều thịt đỏ làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout
Bệnh gout có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm đến sức khỏe như bệnh huyết áp, nhiễm trùng hoại tử khớp, mất khả năng cử động của khớp. Đối với biến chứng nhiễm trùng vỡ các hạt tinh thể tophi có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Để kiểm soát được tình trạng bệnh chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc giúp đào thải acid uric. Hợp chất này chủ yếu được đào thải qua nước tiểu, chính vì thế một hệ thống bài tiết khỏe mạnh giúp cơ thể tránh xa nguy cơ mắc phải bệnh gout.
Đối với người bệnh gout điều quan trọng nhất là giảm được nồng độ acid uric trong máu. Việc thường xuyên sử dụng rượu đối với người bệnh gout khiến cho tình trạng bệnh ngày một biến chuyển xấu hơn.
Giữa bệnh gout, gan, thận và rượu có liên hệ khá thân thiết với nhau như một vòng tuần hoàn không thể tách rời. Khi cơ thể thường xuyên phải tiếp nạp rượu bắt buộc theo chức năng gan và thận phải thực hiện chức năng lọc và đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, chỉ với số lượng ít và không thường xuyên thì sẽ không có điều gì xảy ra.
Bia, rượu lỗi sợ hai của gan, thận
Gan và thận suy giảm chức năng là do sử dụng quá nhiều rượu trong thời gian dài. Thông thường các bữa rượu kéo theo một loạt lượng chất đạm, béo được nạp vào cơ thể. Đó là nguồn gốc dẫn đến nhiều căn bệnh trong đó có gout.
Thành phần chính trong các loại rượu là ethanol hay còn gọi là cồn. Chất này khi vào trong máu sẽ chuyển hóa thành acid acetic một chất gốc acid vô cùng độc hại. Acid acetic có cơ chế làm giảm độ hòa tan của acid uric trong máu, dẫn đến ứ đọng acid uric và hình thành các hạt tinh thể urat.
Tình trạng bệnh gout sẽ ngày một nặng hơn nếu nồng độ acid uric không giảm. Càng uống rượu thì càng nhiều acid acettic ức chế sự hòa tan của acid uric vào máu để thải qua đường nước tiểu.
Không chỉ làm ức chế quá trình đào thải acid uric trong máu, rượu còn chứa protein sau khi được chuyển hóa sẽ thành acid uric làm tăng nồng độ chất này trong máu.
Bệnh gout càng biến chuyển nặng càng kéo theo nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Việc kiểm soát nồng độ acid uric trong máu là cách hiệu quả giúp hạn chế mức độ chuyển biến xấu của bệnh gout.
Ngoài hạn chế ăn những thực phẩm như thịt bò, hải sản, nội tạng động vật thì bệnh gout và rượu là khắc tinh của nhau. Người chưa mắc bệnh gout thì uống rượu nhiều dẫn đến mắc phải bệnh gout. Đồng thời những người đã mắc bệnh gout khi uống rượu thường xuyên khiến tình trạng bệnh ngày một nặng nề hơn.
Hãy biết từ trối bia rượu để đả bảo sức khỏe
Bên cạnh đó, người bệnh gout cần chú ý đến bữa ăn hàng ngày, cụ thể như: Ưu tiên những loại rau xanh và hoa quả tươi, các loại sữa từ ngũ cốc nguyên hạt vừa tốt cho sức khỏe người bệnh gout vừa giúp giảm nồng độ crid uric trong máu. Người bệnh không nên tự ý sử dụng những loại thuốc chữa gout hay đào thải acid uric vì dùng thuốc sai cách có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Bài viết liên quan
> Liệu có cách nào giảm nồng độ axit uric trong máu nhanh và hiệu quả?
> “Lộ diện” những nguyên nhân gây bệnh gout ở nam giới
Đăng bởi: Dược sĩ Đinh Duyên