https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ở gót chân và những điều bạn nên biết

Bệnh gout thông thường chỉ đau ở những khu vực như ngón tay, đầu gối, các ngón chân… nhưng nó cũng có thể đau ở nhiều vị trí khớp xương khác nhau. Bệnh gout ở gót chân thường có biểu hiện như thế nào và làm sao để khắc phục những cơn đau hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

Tổng quan về bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi các hạt tinh thể muối urat hình kim với kích thước siêu nhỏ, lắng đọng trong các khớp xương. Các hạt này hình thành do nguyên nhân chính là trong quá trình phân hủy các nhân purin chuyển hóa thành acid uric không được đào thải ra khỏi cơ thể tích lũy và tạo thành

Bệnh gout ở gót chân

Bệnh gout ở gót chân

Thông thường, các hạt này sẽ được chuyển hóa thành acid uric đưa vào máu và chạy qua thận rồi thải qua đường nước tiểu. Nhưng vì một nguyên nhân nào đó mà quá trình này bị ngưng trệ hoặc ngừng hoạt động. Trong thời gian dài gây ra nhiều biến chứng như suy thận, sỏi đường tiết liệu, bệnh về huyết áp và đặc biệt là gout.

Bệnh gout ở gót chân là do các hạt tinh thể muối urat lắng đọng ở cổ khớp gót chân dẫn đến tình trạng sưng, đỏ, rát và các cơn đau bất ngờ. Bệnh này nếu không được phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến viêm khớp mãn tính và người bệnh sẽ phải sống chung với nó cả đời.

Cách phân biệt bệnh gout ở gót chân với các bệnh khác

Như đã biết bệnh gout gây ra những cơn đau ở các khớp cổ tay, ngón tay, đầu gối và ngón chân. Có đôi khi nó xuất hiện ở cả gót chân. Với triệu chứng đau của bệnh gout thường không rõ ràng và dễ bị nhầm tưởng sang các bệnh như, viêm khớp, đau do vận động nên người bệnh thường chủ quan cho đến khi tình trạng bệnh trở lên nặng nề.

Đau gót chân vận động

Hội chứng đau gót chân vận động xảy ra với những người thường xuyên phải mang giày cao gót, công việc đứng nhiều hoặc đi lại nhiều. Người chơi thể thao như chạy, tennis, bóng đá… Khi hoạt động quá nhiều các động tác chạy dồn nhiều động lực lên phần gót chân. Bạn đầu chỉ gây kích thích cơ học vài ngày sau sẽ khỏi nhưng về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm khớp.

Đau gót chân do đi giày cao gót

Đau gót chân do đi giày cao gót

Với những cơn đau do viêm khớp vận động thường có cảm giác như căng cơ bên trong phần gót và gan bàn chân. Hình ảnh siêu âm của đau gót chân vận động hầu như các mô khớp đều bình thường chỉ có những vết rạn ở dây chằng, hoặc dây gan bàn chân.

Các cơn đau thường âm ỉ và khó chịu hơn khi phải vận động hoặc chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Ngoài bề mặt chỗ đau có thể sưng nhẹ nhưng không sưng đỏ. Khi ấn vào thường có cảm giác tức tại các dây cơ thần kinh.

Gót chân đau do bệnh gout

Vớibệnh gout ở gót chân thường có biểu hiện những cơn đau bất ngờ kéo đến hoặc sau những bữa ăn chứa nhiều chất đạm như thịt bò, hải sản, đồ ăn tươi sống, cá biển chứa nhiều nhân purin. Tại vị trí sưng đau thường mẩn đỏ và có thể bong tróc da. Khi sờ lên vùng bị sưng đau thường cảm thấy ấm hơn nhiệt độ cơ thể.

Bệnh gout ở gót chân gây sưng đau, nổi đỏ và nóng rát

Bệnh gout ở gót chân gây sưng đau, nổi đỏ và nóng rát

Đối với bệnh gout phụ thuộc vào nồng độ acid uric trong máu, khi acid uric trong máu càng cao tỉ lệ lắng đọng các tinh thể muối urat tại các khớp càng nhiều dẫn đến tình trạng bệnh ngày càng nặng nề hơn. Nếu đi khám các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh làm những xét nghiệm sàng lọc lâm sàng để biết chính xác có phải bệnh gout hay không.

Đó là xét nghiệm máu, chụp x- quang, siêu âm để kiểm tra một cách chính xác nhất:

Xét nghiệm máu: Mục đích chủ yếu của việc này nhằm đo nồng độ acid uric trong máu có cao hơn ngưỡng bình thường không. Thông thường nồng độ acid uric vượt ngưỡng 7mg/dl đối với nam và 6mg/dl đối với nữ được đánh giá tỉ lệ cao mắc phải bệnh gout.
Tuy nhiên chỉ số này chỉ để đánh giá mức độ có thể mắc phải bệnh gout hay không chứ không thể chỉ định nồng độ acid uric cao là sẽ mắc bệnh gout. Kết quả cần phải phụ thuộc vào nhiều xét nghiệm khác mới có thể khẳng định đó là gout.

Test nồng độ axit uric trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh gout

Test nồng độ acid uric trong máu để xác định nguy cơ mắc bệnh gout

+ Siêu âm: Đây là cách giúp nhìn thấy những mô khớp bên trong và xác định tình trạng viêm khớp hay những bệnh liên quan đến khớp. Trên các hình ảnh chụp x – quang phần gót chân bị gout thường xuất hiện các tinh thể muối urate trên bề mặt sụn khớp.
Dấu hiệu bờ đôi trong siêu âm là một trong những yếu tố xác định sự lắng đọng tinh thể muối urate natri trên bề mặt sụn khớp. Lớp tinh thể này có thể có độ dày tương tự như lớp xương dưới sụn lên trên hình ảnh sẽ có hai vệt sáng song song nhau.

+ Chọc dịch khớp: Phương pháp này có độ chính xác đến 90% nhưng chỉ được thực hiện với những bệnh nhân đã xuất hiện cơn gout cấp mới có thể xác định. Nhưng để đến mức độ đó thì hơi trễ và không xác định được các vùng cơ quan khác bị tổn thương. Chất dịch khớp được chọc ở vùng sưng đau khớp sẽ được đem đi soi dưới kính hiển vi phân cực nhằm xác định sự có mặt của các tinh thể urate natri.

Hỗ trợ giảm đau và điều trị bệnh gout ở gót chân hiệu quả

Với những nghiên cứu khóa học và các máy móc hiện đại tiên tiến ngày nay bệnh gout hoàn toàn có thể chữa khỏi. Bệnh gout ở gót chân mang lại nhiều lỗi phiền hà cho người bệnh trong việc đi lại. Ảnh hưởng đến công việc cũng như đời sống hàng ngày của người bệnh.

Dùng thuốc giảm acid uric trong máu

Chúng ta biết rằng nguyên nhân chính dẫn đến bệnh gout là do nồng độ acid uric trong máu quá cao. Sử dụng những loại thuốc có tác dụng giảm acid uric trong máu là một trong những giải pháp hiệu quả nhất đối với bệnh gout.

Trong thành phần của các loại thuốc này có chứa colchicine, corticosteroil giúp giảm acid uric trong máu đồng thời làm giảm kích thước các hạt tinh thể muối urate tại các khớp. Một số loại thuốc còn có chức năng phá vỡ cấu trúc các hạt tinh thể lắng đọng dưới khớp để dễ dàng chuyển ra bên ngoài qua đường tiết niệu.

Thuốc tây điều trị bệnh gout

Thuốc tây điều trị bệnh gout

Dùng thuốc nam giải tỏa cơn đau

Những bài thuốc nam giảm đau cho bệnh gout thường được ông bà chúng ta thực hiện và mang lại hiệu quả rất cao. Các loại lá cây có sẵn trong vườn nhà lại có tác dụng rất tốt trong việc giảm các cơn đau do gout đem lại.

Lá nốt:Dùng 10 – 20 lá đem rửa sạch đun sôi với 100ml nước dùng nước này để hơi ấm và cho thêm 1 thìa nhỏ muối hột. Ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ, làm liên tục trong 10 ngày giúp giảm các cơn đau hiệu quả.

Lá trầu không: Dùng 5 – 7 lá trầu không bánh tẻ giã nát với muối hột. Đắp nên vùng gót chân mỗi khi tái phát cơn đau. Lá trầu không tính nóng có tác dụng chống viêm, kháng viêm hiệu quả.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Đối với bệnh gout ở gót chân chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến các cơn đau. Bạn nên tránh xa những bữa ăn có quá nhiều chất đạm như thịt bò, thịt dê, hải sản, cá biển và những đồ uống có cồn. Ưu tiên cho những loại rau xanh và hoa quả tươi nhiều vitamin C, chất xơ.

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Tốt nhất, đối với người bệnh gout mỗi ngày nên sử dụng khoảng 150 – 200mg vitamin C vô cùng tốt cho hệ bài tiết. Vitamin C và chất xơ giúp kích thích hệ tiêu hóa vô cùng mạnh mẽ, góp phần đẩy lùi quá trình phát triển của bệnh gout.

Luyện tập thể thao

Luyện tập thể thao giúp các khớp xương dẻo dai, giúp đào thải axt uric qua hệ bài tiết. Với người bị bệnh gout ở gót chân nên tập những bài tập nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương các khớp.

Bài viết liên quan

>“Vạch trần” các triệu chứng bệnh gout ở người cao tuổi

>Chớ bỏ qua các biểu hiện ban đầu của bệnh gout

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status