Viêm khớp là một từ để chỉ các rối loạn có ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp. Người bị mắc bệnh này sẽ rất đau đớn gây ảnh hưởng đến vận động và cuộc sống hàng ngày. Có rất nhiều thắc mắc về mối quan hệ giữa acid uric và viêm khớp. Cùng tìm hiểu thêm về thông tin này trong bài viết sau.

Một số thông tin về bệnh viêm khớp

Như đã nói ở trên tất cả những bệnh gây ảnh hưởng đến cấu trúc và hoạt động của khớp đều được gọi là viêm khớp. Đây là một bệnh lý rất phổ biến trong xã hội và thường gặp ở người cao tuổi và ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Tuy nhiên bệnh đang dần trẻ hoá trong xã hội hiện nay. 

Dấu hiệu thường gặp nhất của viêm khớp đó chính là những cơn đau có thể xảy ra khi vận động hoặc ngay cả khi không vận động. Vùng khớp bị sưng, nóng, đỏ tại khớp và các vùng liên quan đến khớp. Người bệnh có thể bị hạn chế vận động và khi cử động các khớp sẽ có tiếng lạo xạo.

Ngoài ra bệnh còn có thể kèm theo một số triệu chứng liên quan như sốt, phát ban hoặc ngứa, khó thở, gầy sút cân…. Tuy nhiên những triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm khác.

Có rất nhiều loại bệnh viêm khớp và mỗi loại có nguyên nhân khác nhau 
Có rất nhiều loại bệnh viêm khớp và mỗi loại có nguyên nhân khác nhau

Có khoảng 100 loại viêm khớp trong đó có thể viêm khớp đơn thuần và ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Tuy nhiên những bệnh viêm khớp thường gặp nhất đó là viêm xương khớp, viêm khớp dạng thấp và bệnh gout.

Acid uric và viêm khớp có liên quan đến nhau không?

Có rất nhiều bệnh viêm khớp và mỗi loại sẽ có nhiều nguyên nhân riêng biệt. Tuy nhiên có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân đó là nguyên nhân tại khớp và nguyên nhân ngoài khớp. Trong các nguyên nhân ngoài khớp thì có nguyên nhân liên quan đến rối loạn chuyển hóa acid uric gặp trong bệnh gout. Trong trường hợp này acid uric và viêm khớp có liên quan trực tiếp đến nhau.

Acid uric tăng cao trong cơ thể hình thành bệnh gout 
Acid uric tăng cao trong cơ thể hình thành bệnh gout

Acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Hầu hết lượng acid uric trong cơ thể được sinh ra từ quá trình thoái giáng của nhân purin. Bình thường acid uric trong máu luôn được giữ ổn định ở nồng độ dưới 7,0 mg/dl (420 micromol/l). Cơ thể sẽ giữ chỉ số hằng định này bằng việc cân bằng việc tạo ra loại acid này và thải chúng ra khỏi cơ thể.

Tuy nhiên khi sự cân bằng này bị mất đi do một số bệnh lý hoặc việc dung nạp quá nhiều purin vào cơ thể thì lượng acid uric trong cơ thể sẽ tăng cao. Tình trạng này diễn ra lâu ngày sẽ khiến acid uric kết tinh thành tinh thể muối urat ở khớp, xương, sụn mềm và gây ra bệnh gout.

Bệnh gout là một bệnh viêm khớp gây ra cho người bệnh những cơn đau dữ dội về đêm hoặc sáng. Những cơn đau gout cấp sẽ diễn ra trong vòng 7- 10 ngày sau đó mất đi. Khoảng cách lặp lại các cơn đau này sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh và việc điều trị.

Khi bệnh gout biến chuyển nặng sẽ khiến người bệnh bị cứng khớp, biến dạng khớp và có thể tàn phế suốt đời. Acid uric trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến một số cơ quan khác gây ra những bệnh về thận, tăng huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

Ngoài ra bệnh gout còn có thể là nguyên nhân của bệnh thoái hóa khớp thứ phát. Thoái hóa khớp thường diễn ra âm thầm không có dấu hiệu. Khi xuất hiện triệu chứng thì đã là lúc khớp bị tổn thương. Người bệnh sẽ gặp những cơn đau khi vận động hay thay đổi tư thế, thường bị cứng khớp vào buổi sáng hoặc khi ngồi lâu, khớp kêu lạo xạo mỗi khi co duỗi và kèm theo những cơn đau. Khi lớp xương dưới sụn bị tổn thương nghiêm trọng bệnh nhân có thể bị biến dạng khớp.

Bệnh gout cũng có thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp thứ phát 
Bệnh gout cũng có thể dẫn đến bệnh thoái hóa khớp thứ phát

Acid uric và viêm khớp có thể liên quan đến nhau và gây ra nhiều bệnh hay biến chứng nguy hiểm. Vì thế để phòng chống các bệnh về xương khớp bạn cần có chế độ ăn uống khoa học như hạn chế thực phẩm nhiều purin, đồ uống có cồn. Đồng thời cũng nên có chế độ vận động hợp lý để giúp xương khớp dẻo dai và sức khỏe tốt phòng được nhiều bệnh hơn.

Bài viết liên quan

Bạn đã biết mùa nào dễ đau nhức xương khớp chưa?

Những thông tin cơ bản về tình trạng đau khớp cổ chân không sưng

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status