Bệnh gout là một bệnh phổ biến hiện nay có triệu chứng đặc trưng là những cơn đau đột ngột vào nửa đêm về sáng. Để hạn chế cơn đau thì việc chuẩn bị tốt cho giấc ngủ là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu tư thế ngủ cho người bị gout chuẩn nhất nhé.

Bệnh gout và những lý do tại sao các cơn gout cấp thường tấn công vào ban đêm?

Bệnh gout được hình thành do acid uric tăng cao trong cơ thể lâu ngày lắng đọng thành các hạt tinh thể ở các khớp, xương và sụn mềm khác. Việc lắng đọng muối urat này sẽ khiến người bệnh có những cơn đau dữ dội tại các khớp nửa đêm về sáng. Những cơn đau này sẽ xuất hiện khoảng 7-10 ngày sau đó dứt hẳn và thời gian tái phát lại tùy thuộc vào việc điều trị bệnh như thế nào.

  Người bị gout thường có những cơn đau vào ban đêm 
Người bị gout thường có những cơn đau vào ban đêm

Lý giải vì sao các cơn đau gout cấp thường diễn ra vào ban đêm đã có rất nhiều nghiên cứu. Và lý do là:

+ Do cơ thể mất nước: Nước trong cơ thể người thường mất đi trong quá trình ngủ do hô hấp và toát mồ hôi. Và khi mất nước sẽ làm tăng nồng độ acid uric máu cũng như gây ra các cơn gout cấp tính.

+ Do cơ thể không hoạt động: Trong lúc ngủ, xương khớp sẽ vào trạng thái nghỉ ngơi tuyệt đối. Chính vì điều này mà các chất lỏng trong cơ thể sẽ không được di chuyển một cách nhanh chóng. Hậu quả là khiến cho acid uric dễ dàng tích tụ trong các khớp.

+ Do uống bia quá mức: Những người mắc bệnh gout thì việc uống bia buổi tối càng khiến cho các cơn đau xảy ra trầm trọng hơn.

+ Do ăn tối quá no: Khi đi ngủ với tình trạng bụng quá no, đặc biệt, trong đó có nhiều thực phẩm giàu purin thì cơn đau gout sẽ đến càng nhanh chóng hơn.

Tư thế ngủ tốt nhất cho người bị bệnh gout

Những cơn đau gout thường xảy ra vào ban đêm và khó có thể đoán trước. Những cơn đau này thường khiến người bệnh rơi vào tình trạng khó chịu, mất ngủ. Do đó một tư thế ngủ tốt sẽ giúp người bệnh hạn chế được tình trạng này. Sau đây là một một số tư thế ngủ cho người bị gout:

Nằm nghiêng

Nếu bạn nằm nghiêng, hãy kẹp một gối giữa hai chân và một dưới thắt lưng. Vị trí này thích hợp nhất với những người đang trong giai đoạn viêm đau, mà ngay cả những chuyển động nhỏ nhất cũng có thể gây ra đau đớn.

Nằm ngửa và kê cao chân

Để có một giấc ngủ ngon hãy đặt một chiếc gối ở dưới đầu gối và dưới bàn chân. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt được những cơn đau khớp nếu có vì nó giúp lưu thông máu dễ dàng hơn.

  Nằm ngửa và kê cao chân rất tốt cho người bị gout
Nằm ngửa và kê cao chân rất tốt cho người bị gout

Đặt một chiếc gối nhỏ vào bụng

Có một giấc ngủ ngon là rất quan trọng. Nhiều người áp dụng cách ôm một chiếc gối và ngủ. Điều này sẽ làm giảm bớt tình trạng mất ngủ do đau đớn.

Ngoài việc ngủ đúng tư thế thì cần làm gì để chống lại những cơn đau gout vào ban đêm?

Ngoài việc có tư thế ngủ tốt thì để có thể chủ động ngăn chặn tình trạng đau gout giữa đêm thì người bệnh có thể áp dụng một số cách sau:

Dùng thuốc giảm đau

Uống thuốc giảm đau gout cấp là cách hiệu quả và nhanh chóng nhất để đánh bay cơn đau. Tùy vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp với người bệnh. Tuyệt đối không lạm dụng thuốc vì dễ gây tác dụng phụ như tiêu chảy, suy giảm chức năng thận…

Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế việc ăn quá no vào bữa tối, đặc biệt là ăn gần thời gian đi ngủ. Cần hạn chế những nguồn thực phẩm giàu nhân purin như thịt đỏ, hải sản, cafein, bia rượu… Uống một ly nước trước khi đi ngủ để giúp giữ nước cho cơ thể. Hơn nữa còn giúp tăng cường trao đổi chất và ngăn chặn cơn đau.

Ngâm chân

Ngâm chân bằng nước muối ấm sẽ có tác dụng giảm nhanh cơn đau gout. Bởi trong muối có chứa hàm lượng lớn magie. Magie tốt cho tim mạch cũng như kích thích máu huyết lưu thông, đào thải độc tố ra ngoài.

   Ngâm chân trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho người bệnh gout
Ngâm chân trước khi đi ngủ cũng rất tốt cho người bệnh gout

>>Tìm hiểu thêm: Ngâm chân với gì để giảm cơn đau gout

Chườm đá

Một cách khác giúp giảm đau gout là chườm đá vào chỗ đau khoảng 10 – 15 phút. Cách này đã được các chuyên gia chứng minh rằng sẽ đem lại hiệu quả rất nhanh chóng.

Tập luyện thường xuyên

Việc tập luyện nhẹ nhàng khi không có những cơn đau sẽ rất có lợi cho người bệnh. Bởi việc làm này không chỉ giúp nâng cao sức khỏe mà nó còn giúp tăng cường sức khỏe xương khớp.

Giữ ấm

Việc giữ ấm đúng cách, nhất là chân tay sẽ rất có lợi trong việc giảm đáng kể những cơn đau gout vào ban đêm.

Những tư thế ngủ tốt cho người bị gout và những việc làm tốt cho bệnh gout trên sẽ giúp những cơn đau không còn quá nghiêm trọng. Hãy thử áp dụng cho mình nhé.

Bài viết liên quan

Bệnh gút và chế độ ăn uống tốt nhất

Bệnh gout có nên đi bộ không? Thắc mắc của nhiều người bệnh

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCA DMCA.com Protection Status