https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Chế độ ăn uống rất quan trọng với người bệnh gút, tuy nhiên ăn uống như thế nào để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa phòng ngừa bệnh gút tái phát và giúp rút ngắn thời gian điều trị thì có đến 90% người bệnh không biết điều này.
Bởi vậy, không ít ý kiến cho rằng ăn uống là một nghệ thuật và người bệnh gút thực sự là một nghệ sĩ và để có thể là một nghệ sĩ đích thực trong cuộc chiến chống lại bệnh gút, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối những nguyên tắc vàng trong chế độ ăn uống.
Rất nhiều người bệnh gút cho rằng chỉ cần sử dụng thuốc là có thể tiêu diệt được bệnh gút triệt để. Nhưng mọi thứ không hề đơn giản như thế bởi gút là một bệnh mạn tính nên cơ chế gây bệnh cũng rất đặc biệt và quan trọng nhất là bệnh gút có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Bởi vậy, chỉ cần người bệnh ăn uống quá đà là có thể khiến bệnh gút dễ dàng “tái xuất giang hồ” và gây ra những hệ lụy nghiêm trọng.
Chế độ ăn là chìa khóa then chốt trong việc điều trị bệnh gút
Vậy đâu là nhóm đồ ăn, thức uống người bệnh gút có thể sử dụng? Các chuyên gia cho rằng, người bệnh gút nên tích cực ăn uống sau:
- Thức ăn chứa ít nhân purine: Ngũ cốc (gạo, ngô, khoai…), bơ, rau quả (dưa leo, rau cần, cải xanh), các loại hạt và đặc biệt là trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích áp dụng cho người bệnh gút.
- Thức ăn chứa purine trung bình: Thịt, cá, gia cầm, cải bó xôi, bông cải…
- Uống nhiều nước: Người bệnh gút cần tích cực uống nhiều nước (2,5-3 lít/ ngày) đặc biệt là nước khoáng không ga, có độ kiềm cao để tăng cường thải trừ acid uric qua nước tiểu, giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Người bệnh gút cần tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ
Bên cạnh chế độ ăn, người bệnh gút cần tích cực luyện tập thể dục với những bộ môn thể thao vừa sức để duy trì cân nặng hợp lý. Với những người thừa cân, béo phì nên có kế hoạch giảm cân từ từ, tuyệt đối không được giảm cân quá nhanh, rất hại sức khỏe.
Có thể nói, nhóm thực phẩm giàu hàm lượng purine chính là kẻ thù số một của người bệnh gút. Đây cũng chính là tác nhân gọi bệnh gút trở lại và khiến người bệnh sống dở, chết dở với những cơn đau gút. Nhóm thực phẩm giàu purine người bệnh gút nên tránh xa bao gồm: thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt chó…), hải sản (cua, ghẹ, mực…), các loại cá nục, cá mòi, cá cơm, cá trích…, phủ tạng động vật (gan, óc, bầu dục, lá lách…), cá hộp, thịt hộp và một số loại rau (nấm, măng tây, cần tây, đậu đỗ…).
Thịt đỏ là “thủ phạm” gây ra các cơn đau gút cấp
Người bệnh gút cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu acid như nem chua, cà muối, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những thức ăn chua này có thể khiến acid uric tăng cường lắng đọng tại khớp, các tổ chức quanh khớp và gây ra các cơn đau gút cấp ở người bệnh gút.
Ngoài ra, người bệnh gút cũng cần nói không với các đồ uống như bia, rượu, trà, café, nước uống có ga hoặc các đồ ăn, thức uống từ socola, cacao. Những thức uống này chính là “thủ phạm” làm giảm quá trình bài tiết acid uric của thận, hậu quả là làm tăng lactat máu và khiến bệnh gút ngày càng trầm trọng hơn.
Thực phẩm giàu hàm lượng acid không tốt cho người bệnh gút
Các chuyên gia đầu ngành về dinh dưỡng cho người bệnh gút khuyến cáo rằng, không phải người bệnh gút nào cũng có chế độ ăn giống nhau, nghĩa là ở mỗi một thời kỳ của bệnh, cách ăn uống của người bệnh gút sẽ khác nhau.
Một chế độ ăn uống trung bình hàng ngày chứa khoảng 600 đến 1.000 mg purine, được cung cấp bởi các chuyên gia chăm sóc dinh dưỡng của Mỹ. Chế độ ăn có hàm lượng purine thấp hạn chế việc tiêu thụ purine từ 100 đến 150 mg mỗi ngày. Theo số liệu báo cáo chỉ ra rằng: Các loại thực phẩm có hàm lượng purine cao, chứa từ 100 đến 1.000 miligram purine mỗi 3 ounce, bao gồm cá cơm, thịt xông khói, cá tuyết, cá trích, cá tuyết, hến, cá mòi, sò điệp, tôm, thịt bê, thịt nai và thịt nội tạng.
Có một đặc điểm chung đó là người bệnh gút cần giảm lượng đạm trong khẩu phần ăn. Tổng lượng thịt, cá (đạm động vật, đậu đỗ) người bệnh gút chỉ nên dung nạp là khoảng 150 g/ ngày. Trong đó, lượng đạm có trong các thực phẩm tương đương như sau: Lượng đạm trong 100 g thịt = 180 g đậu phụ = 70 g lạc hạt = 100 g cá = 100 g tôm.
Rau xanh tốt cho người bệnh gút
Tổng năng lượng cần đối với 1 người trưởng thành là 1.600-2000 kcal/ ngày.
- Protein chiếm 10-35% tổng lượng calo mỗi ngày. Đối với hầu hết nam giới trưởng thành, điều này có nghĩa là ăn khoảng 56 gram protein mỗi ngày, và 46 gram protein mỗi ngày đối với nữ giới. Tuy nhiên ở những người bệnh gút thì hàm lượng Protein cần thiết cho cơ thể chỉ 10% tổng năng lượng hằng ngày tương đương 160 kcal = 40 gram.
- Carbohydrat chiếm 45-65% tổng năng lượng mỗi ngày và tương đương 180 – 260 gram tương ứng với 720 kcal – 1000 kcal cho người bệnh gút.
- Chất béo: Theo thống kê của Viện y học, bạn nhận được 20 – 35% lượng kcal từ lượng chất béo mỗi ngày. Do đó để tiêu thụ 1600 kcal mỗi ngày, bạn cần 36 – 62 gram chất béo mỗi ngày và đảm bảo chất béo bão hòa (thực phẩm từ động vật, chẳng hạn như các sản phẩm từ sữa nguyên chất, bao gồm pho mát và bơ, thịt gia cầm, trong dầu dừa và dầu cọ) không được vượt quá 10% tổng lượng kcal mỗi ngày của bạn. Tuy nhiên đối với người bệnh gút chỉ nên dung nạp lượng chất béo mỗi ngày bằng 20% tổng năng lượng để phòng tránh được nhiều nguy cơ bệnh lý tim mạch, huyết áp… kèm theo. Do đó tương đương với với 32 kcal = 36 gram.
Uống nhiều nước giúp thanh lọc cơ thể, giảm nguy cơ sỏi thận
Lưu ý: Uống đủ nước 2.5 – 3 lít nước mỗi ngày, bổ sung nhiều rau xanh, củ, quả. Tránh ăn những quả có tính acid quá nhiều.
Chế độ ăn của người mắc gút mạn tính cũng tương tự như trên nhưng cần hạn chế thức ăn chứa nhiều nhân purine.
Nguồn protein chứa nhiều purine gây tăng acid uric ở người bệnh gút bao gồm thịt bò, hải sản, cá cơm, cá thu và thịt nội tạng, măng tây, nấm, giá đỗ… Người bệnh gút cần tập trung vào các protein như gia cầm và tránh ăn nhiều hơn 2.5 ounce/ bữa tương đương 210 gram mỗi ngày. Bổ sung các loại đậu như một nguồn protein thay thế cho thịt là tốt nhất.
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn