https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Bệnh gout ngày nay đang có dấu hiệu trẻ hóa và thường gặp ở nam giới hơn nữ giới. Bệnh gout thường đau ở đâu là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra, không chỉ ở người mắc bệnh mà còn ở những người thân của họ.
Gout là một bệnh lý phổ biến, do vậy không khó để tìm hiểu vấn đề bệnh gout thường đau ở đâu. Các biểu hiện đặc trưng nhất khi mắc bệnh có thể kể đến như:
+ Ở giai đoạn mới khởi phát bệnh, bạn sẽ cảm thấy đầu ngón chân bị sưng nhẹ, cảm giác nóng và nhức, khi vận động các khớp xương chân, đặc biệt là ngón chân cái càng đau nhiều hơn.
+ Các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều vào ban đêm và kéo dài trong nhiều giờ, điều đó làm ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như tinh thần, sức khỏe của bạn.
Đầu ngón chân là nơi có biểu hiện đầu tiên của bệnh gout
+ Dần dần, bệnh gout sẽ biểu hiện ở nhiều nơi khác như móng tay bị bong tróc, ngứa, xung quanh phần khớp tay cảm thấy đau và bị tím đỏ.
Tóm lại, khi mắc bệnh gout, bệnh nhân có thể bị đau ở những vị trí sau:
+ Đau ở phần chi dưới, các khớp chân: Các ngón chân cái, khớp chân và khu vực đầu gối là những nơi có biểu hiện bệnh gout rõ ràng nhất. Các cơn đau của bệnh chỉ xuất hiện vài ngày rồi sau đó biến mất. Điều đó sẽ lặp lại liên tục trong suốt thời gian mắc bệnh của bạn. Tìm ra được phương pháp chữa trị kịp thời sẽ giúp kiểm soát được tình trạng bệnh.
Bệnh gout thường xuất hiện ở các khớp ngón tay và khuỷu tay
+ Đau ở phần chi trên: Ở phần chi trên, bệnh gout thường xuất hiện ở xung quanh khuỷu tay và các khớp ngón tay. Khi lên cơn gout, bạn sẽ cảm nhận được cơn đau rõ ràng khiến mình khó chịu. Tuy nhiên biểu hiện này lại khá giống với hiện tượng của trật khớp và bong gân, nếu không cẩn thận chú ý bạn sẽ dễ nhầm lẫn dẫn đến điều trị sai cách. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như: sốt nhẹ, mất ngủ, ra mồ hôi lạnh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Về lâu dài, mức độ và tần suất xuất hiện các cơn đau sẽ tăng lên.
Gout không phải là một căn bệnh nguy hiểm đến tính mạng và có rất nhiều phương pháp khác nhau để ngăn ngừa cũng như kiểm soát được bệnh gout. Thay đổi thói quen hàng ngày và chủ động phòng tránh sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc bệnh không tiến triển nặng thêm:
+ Bổ sung đủ nước hàng ngày cho cơ thể: Nước có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, đặc biệt là ở những người bị bệnh gout. Bổ sung đầy đủ nước hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự hình thành của muối urat và đào thải được axit uric ra ngoài cơ thể được dễ dàng hơn. Các loại nước khoáng có độ PH càng cao sẽ càng có tác dụng hiệu quả cho những người bị bệnh gout.
Bổ sung nước đầy đủ để giảm nguy cơ mắc bệnh gout
>>Tìm hiểu thêm: Bệnh gout nên uống nước gì là tốt nhất, bạn có biết?
+ Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày tác động rất lớn đến việc bạn có kiểm soát được bệnh gout hay không. Lý do là bởi bệnh gout hình thành do cơ thể dung nạp quá nhiều chất đạm, sử dụng nhiều chất kích thích, bia rượu… Do vậy, nếu không có chế độ ăn uống thích hợp, bệnh gout sẽ ngày càng nặng hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Bạn nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều đạm, không sử dụng rượu bia và chất kích thích quá nhiều. Thay vào đó là uống nước thường xuyên và ăn các loại thịt trắng, bổ sung rau củ quả giàu vitamin và khoáng chất.
+ Tập những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe: Không thức khuya thường xuyên, tránh các buổi tụ tập, nhậu nhẹt, ngủ đủ 8 giờ/ngày và thức dậy đúng giờ, không để bản thân căng thẳng quá mức, vệ sinh cơ thể thường xuyên… là những thói quen tốt mà bạn cần nhớ. Ngoài ra, nên vận động khoảng 30 phút/ngày để cơ thể khỏe mạnh và lưu thông khí huyết trong cơ thể được tốt hơn.
Bài viết liên quan
> Những biểu hiện của bệnh gout đau gót chân
> Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị bệnh gout
Đăng bởi: Dược sĩ Đinh Duyên