https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout có đau không?

Để trả lời cho câu hỏi bệnh gout có đau không trước tiên chúng ta nên hiểu rằng, bệnh gout là một trong những bệnh viêm khớp do nồng độ acid uric trong máu quá cao dẫn đến sự lắng đọng của các hạt tinh thể urate natri. Những hạt tinh thể này bám vào các khớp xương gây ra tình trạng viêm khớp do gout.

Bệnh gout có đau không?

Bệnh gout có đau không?

Nguyên nhân gây ra bệnh gout

Nguyên nhân hình thành bệnh gout là do quá trình chuyển hóa nhân purin thành acid uric chuyển qua thận. Bình thường lượng acid uric được đưa ra ngoài cơ thể qua đường nước tiểu. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà quy trình này bị ngừng trệ dẫn đến sự tích lũy dưới dạng tinh thể muối urat.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin

Trong một khoảng thời gian dài nếu lượng nhân purin phân hủy càng nhiều mà không được thải ra ngoài sẽ gây ra tình trạng acid uric bị kết tủa thành các hạt tinh thể urate natri. Các hạt tinh thể này lắng đọng tại các khớp xương gây nên tình trạng viêm khớp dạng gout.

Căn bệnh này thường xuất hiện ở những người thường xuyên ăn uống nhiều chất đạm, thường xuyên uống bia rượu hoặc do yếu tố di truyền.

Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout có đau không?

Bệnh gout thường rất dễ nhận biết và bị nhầm lẫn với viêm xương khớp. Cần biết chính xác những biểu hiện của bệnh gout và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đau khớp dữ dội

Bệnh gout có đau không? Các cơ đau thường xuất hiện các vùng khớp gối, cổ tay, ngón chân…

Bệnh gout có đau không? Các cơ đau thường xuất hiện các vùng khớp gối, cổ tay, ngón chân…

Biểu hiện ban đầu của bệnh gout là những cơn đau. Các cơn đau dữ dội thường kéo đến bất ngờ. Thông thường là vào ban đêm hoặc sau những bữa ăn có chứa nhiều đạm. Những cơn đau thường kéo dài từ 4 -  6 tiếng. Bệnh gout có đau không? Bệnh gout thường gây cảm giác đau từ bên trong trực tiếp tại vị trí các khớp xương.

Vùng đau bị sưng đỏ, bong tróc da

Đối với bệnh viêm khớp thông thường bạn chỉ cảm nhận được những cơn đau trong khớp với cảm giác nhức nhối chứ không kèm theo hiện tượng sưng đỏ hay bong tróc da bên ngoài vùng khớp bị đau. Các khớp bị đỏ trông giống như nhiễm trùng. Khớp bị đau ảnh hưởng đến các vùng da xung quanh gây ngứa và bong tróc sau khi cơn đau thuyên giảm.

Nồng độ acid uric trong máu cao

Nồng độ acid uric trong máu cao vượt ngưỡng cho phép dẫn đến hình thành các tinh thể urate natri. Nếu xét nghiệm máu nhận kết quả nồng độ acid uric trong máu cao hơn 7% trên 1kg trọng lượng cơ thể kèm theo những cơn đau khớp biểu hiện như trên thì khả năng bạn mắc bệnh gout là 60%.

Test thử nồng độ axit uric trong máu

Test thử nồng độ acid uric trong máu

Xuất hiện các hạt tinh thể muối tại các khớp xương

Khi bạn bị nghi ngờ mắc phải bệnh gout các bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm sàng lọc trong đó có siêu âm hoặc chụp x – quang. Trên hình ảnh siêu âm bạn có thể nhìn thấy những đốm sáng, hoặc vệt sáng mỏng trên bề mặt khớp sưng đau.

>>Xem thêm: Siêu âm có phát hiện ra bệnh gút không ?

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh gout

Ở người bệnh gout các cơn đau đa số thường kéo đến sau mỗi bữa ăn quá nhiều chất đạm. Những dưỡng chất này tuy tốt với cơ thể người bình thường nhưng lại đem lại những cơn đau khó chịu kéo dài cho người bệnh. Chất đạm khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao và chỉ sau đó vài giờ bạn sẽ cảm nhận ngay thấy cơn đau kéo đến.

Ăn hải sản chứa nhiều nhân purin không tốt cho người bệnh gout

Ăn hải sản chứa nhiều nhân purin không tốt cho người bệnh gout

>>Đọc thêm: Người bệnh gút nên kiêng rau gì trong bữa ăn hàng ngày?

Không thực phẩm chứa nhân purin

Những thực phẩm chứa nhân purin là nguyên nhân đầu tiên khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Người bị bệnh gout đã có biểu hiện đau không nên ăn những loại thực phẩm này. Các loại thịt động vật như thịt bò, thịt gà, thịt thỏ, nội tạng động vật và đồ hải sản như sò huyết, hàu, cua biển. Ngay cả rau xanh cũng có những loại chứa rất nhiều nhân purin như giá đỗ, măng do thời gian tăng trưởng quá nhanh.

Không rượu bia, chất kích thích

Rượu bia, và những đồ uống có cồn tuy không ảnh hưởng đến các khớp xương bị gout nhưng lại ảnh hưởng đến thận. Thận là cơ quan quan trọng đóng vai trò thanh lọc cơ thể giúp đào thải chất độc hại ra ngoài cơ thể.

Thông thường người bệnh gout chức năng của thận đã phần nào bị ảnh hưởng. Nếu thường xuyên sử dụng bia rượu sẽ càng khiến thận suy giảm chức năng và bệnh gout sẽ ngày càng nặng hơn.

Ưu tiên rau xanh và bổ sung vitamin C

Rau xanh và các loại quả chứa nhiều vitamin C là một lựa chọn vô cùng hoàn hảo cho người bị bệnh gout. Trong một số loại rau xanh có tác dụng làm giảm các cơn đau như rau cải đắng, rau cần tây, quả cherry, quá táo… Đây là một trong những loại quả có tác dụng rất tốt cho người bệnh gout giảm những cơn đau.

Bài viết liên quan

Bệnh gout và rượu: Mối quan hệ mật thiết không thể bỏ qua

Bệnh gout mãn tính và những biến chứng kinh hoàng

Đăng bởi: Dược sĩ Hương Giang

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status