https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ăn mì tôm có tốt không?

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống bộn bề lo toan khiến nhiều người không chăm chú đến việc ăn uống của mình. Vội ăn những món thức ăn nhanh dễ tìm, dễ chế biến. Và một trong những món ăn khoái khẩu nhất của người dân nói chung và người mắc gút nói riêng là mì tôm. Vậy bệnh nhân bị bệnh gout ăn mì tôm được không?

Bệnh gout ăn được mì tôm không

Bệnh gout ăn được mì tôm không

Bệnh gout là gì?

Bệnh gout là một bệnh chuyển hóa do sự tích tụ nhiều acid uric trong máu. Các acid này sẽ lắng động trong khớp gây ra bệnh. Người mắc bệnh gout thường xuyên bị sưng, nóng, đỏ và đau ở các khớp đặc biệt là vị trí khớp ngón chân cái khi đợt viêm cấp bùng phát. Gout là bệnh lành tính và có thể khống chế bằng thuốc cũng như phòng ngừa đợt cấp bằng việc thay đổi chế độ ăn.

Nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gout xảy ra khi tinh thể urate tích tụ bên trong khớp, nó được hình thành khi nồng độ Acid uric trong máu của bạn tăng cao không được đào thải ra khỏi cơ thể.

Thông thường, Acid uric hòa tan trong máu và đi qua thận vào nước tiểu. Nhưng đôi khi cơ thể bạn sản xuất quá nhiều Acid uric hoặc thận của bạn bài tiết Acid uric quá ít. Khi điều này xảy ra, Aicd uric có thể tích tụ bên trong cơ thể, hình thành nên các tinh thể sắc nhọn, tích tụ ở các mô quang khớp gây đau, sưng và viêm.

Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây ra bệnh gout không thể bỏ qua

Các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh gout:

+ Chế độ ăn uống: Chế độ ăn quá nhiều protein, giàu thịt, hải sản và những đồ uống có đường, uống nhiều rượu, bia có thể làm tăng nồng độ Acid uric, tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

+ Béo phì: Thừa cân sẽ dẫn đến tình trạng sản sinh ra nhiều acid uric hơn và lúc này thận của bạn sẽ rất khó khăn để có thể loại bỏ hết Acid uric ra ngoài cơ thể được.

+ Thuốc: Thuốc lợi tiểu và Aspirin liều thấp cũng có thể làm cho nồng độ Acid uric trong máu tăng. Vì vậy, có thể những loại thuốc này sẽ được chống chỉ định cho những người bệnh đã qua cấy ghép nội tạng.

+ Tiền sử gia đình có người mắc bệnh gout: Nếu một trong các thành viên trong gia đình bạn mắc bệnh gout, thì khả năng mắc bệnh gout của bạn sẽ cao hơn so với những người bình thường.

+ Tuổi tác và giới tính: Bệnh gout thường mắc ở nam giới. Tuy nhiên vẫn có 1 số tỷ lệ gặp ở nữ giới. Sau thời kì mãn kinh, nồng độ Acid uric ở phụ nữ có thể cao gần bằng nam giới. Đàn ông ở độ tuổi từ 30 – 50 tuổi có khả năng mắc bệnh gout sớm hơn, trong khi phụ nữ thường có dấu hiệu phát triển sau thời kì mãn kinh.

+ Chấn thương hoặc qua quá trình phẫu thuật. Nếu bạn trải quá quá trình phẫu thuật hoặc bị chấn thương, cũng có thể là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh gout.

Bệnh gout ăn mì tôm được không?

Bệnh gout không nên ăn mì tôm

Bệnh gout không nên ăn mì tôm

Do sự tiện lợi trong cách sử dụng, không phải kì công nấu nướng như những món ăn khác nên mì tôm đã trở thành sản phẩm quen thuộc, là thực phẩm được đông đảo mọi người sử dụng trên nhiều quốc gia. Vậy người bị bệnh gout ăn mì tôm được không ?

Với nguyên liệu chính là bột mì, mì ăn liền có vai trò cung cấp năng lượng (trung bình 350kcal cho 1 gói mì ăn liền 75g), và 3 nhóm chất dinh dưỡng chính là protein, lipid và carbohydrate.

Theo khuyến nghị của Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, mỗi ngày cơ thể cần cung cấp nhiều loại chất dinh dưỡng thiết yếu khác nhau như: chất đạm, chất béo, chất bột đường, các vitamin, khoáng chất và nước. Ngoài ra, bình quân nhu cầu năng lượng hằng ngày của một người trưởng thành là từ 2,300 đến 2,700 Kcal (nam) và 2,200 đến 2,300 Kcal (nữ).

Chính vì trong mì gói có rất ít chất dinh dưỡng vi lượng nên nó sẽ không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể bạn.Tuỳ thuộc vào tuổi, giới tính và tính chất lao động mà cơ thể cần bổ sung nhiều loại thực phẩm khác nhau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể hoạt động mỗi ngày.

Ăn mì tôm liên tục sẽ gây hại cho sức khỏe vì trong mỗi cốc hoặc gói mì của bạn sẽ chứa khoảng 1.150 mg muối hoặc hơn. Việc ăn quá nhiều muối trong thời gian dài sẽ làm sẽ làm cho sức khỏe suy yếu, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp và đột quỵ. Tuy nhiên ăn nhiều muối trước mắt sẽ dẫn đến tình trạng cơ thể tích trữ nước. Điều này đồng nghĩa với việc tăng cân, cơ thể giữ nước giống như phù nề. Bạn cũng sẽ hay cảm thấy đầy hơi, chướng bụng, chậm chạp và uể oải hơn. Ngoài ra, mì gói cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều mì chính, là một axit acid amin không thiết yếu, nghĩa là cơ thể chúng ta không cần đến nó. Việc ăn quá nhiều mì chính có thể gây ra cảm giác buồn nôn, đau đầu hoặc xây xẩm mặt mày.

Tóm lại, việc ăn mì gói không hề có lợi mà thậm chí còn phá hoại sức khỏe. Do vậy, người bị bệnh gout ăn mì tôm là điều không nên.

Bệnh gout nên ăn gì?

Mệt mỏi vì căn bệnh hành hạ đau nhức, chế độ ăn lại phải kiêng cữ đủ thứ. Bệnh gout ăn mì tôm thì không tốt. Vậy bệnh gout nên ăn gì?

Thực tế vẫn còn nhiều món ăn ngon bổ dưỡng mà bạn không nhất thiết phải kiêng, thậm chí được phép ăn uống thoải mái như:

+ Trái cây: hầu như trái cây đều tốt cho bệnh nhân nhưng để yên tâm thì không nên ăn những loại có vị ngọt mà nên chọn những loại quả có vị chua, thanh nhẹ nhàng.

+ Rau củ: hầu như loại rau củ nào cũng tốt cho người bị Gout. Có thể kể đến như: khoai tây, khoai lang, cà tím, rau xanh, đậu Hà Lan,…

+ Các loại thực phẩm họ đậu: chẳng hạn như đậu đỏm đậu xanh, đậu tương, đậu lăng, đậu phụ…

+ Các loại hạt: Những loại ngũ cốc còn nguyên hạt như yến mạch hoặc gạo lứt hay lúa mạch

+ Các sản phẩm từ sữa

+ Trứng

+ Đồ uống: trà xanh

+ Các loại thảo mộc và gia vị

+ Dầu thực vật

Bài viết liên quan

> Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gout đơn giản tại nhà

> Bệnh gout tiến triển như thế nào qua từng giai đoạn?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33