https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Gút là căn bệnh khó nhằn, gây rất nhiều phiền phức đến đời sống, công việc và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động không hợp lý, sử dụng quá nhiều bia rượu, chất kích thích, ăn quá nhiều thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản và lười vận động. Bệnh gút muốn tiến triển thì người bệnh cần hạn chế nguồn cung purin trong thực phẩm hàng ngày và tăng cường đào thải axit uric ở thận. Vậy người bệnh gút nên ăn gì để bệnh không phát triển.
Bệnh gút nên ăn nhiều rau xanh và củ quả
Theo đánh giá của các chuyên gia, thì chế độ ăn đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị bệnh gút, vì chính chế độ ăn hàng ngày hợp lý sẽ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, làm hạn chế sự phát triển của bệnh và giảm hẳn các cơn đau buốt do bệnh gây ra. Chuyên gia đưa ra danh sách các loại thực phẩm nên ăn để người bệnh có thể chủ động phòng tránh và kiểm soát sự phát triển của bệnh gút như sau:
Các loại sữa và chế phẩm từ sữa ít béo sẽ giúp cho việc đào thải axit uric bằng nước tiểu hiệu quả hơn. Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy những người sử dụng các sản phẩm này hàng ngày thì có nồng độ axit uric trong máu thấp hơn những người khác.
Với người bệnh gút cần quan tâm đặc biệt đến việc bổ sung protein từ các loại thực phẩm hàng ngày, nhất là nguồn cung protein từ động vật. Bởi các loại protein có nguồn gốc từ thịt heo, thịt bò làm tăng nồng độ axit uric trong máu, cho nên cần hạn chế thấp nhất có thể. Bên cạnh đó, nguồn protein từ trứng và các loại đậu vốn rất giàu protein có thể được dùng để thay thế mà vẫn yên tâm vì nó không làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Cần bổ sung nhiều chất xơ từ rau củ quả cho người bệnh gút, vì đây là nguồn cung các chất dinh dưỡng rất tốt, an toàn và cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể người bệnh. Các loại rau như rau chân vịt, cải thìa, dưa chuột, cải bẹ xanh,… và các loại quả như: Thơm, việt quốc, củ sắn,… sẽ là nguồn cung dinh dưỡng an toàn mà không cho chứa hoặc rất ít nhân purin làm tăng nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh có thể dùng kèm theo quả sơ-ri trong bữa ăn hàng ngày, vì sơ-ri có khả năng kháng viêm và giảm nồng độ axit uric rất tốt. Trong nghiên cứu năm 2010 cho thấy người bệnh gút dùng 1 thìa nước sơ-ri 2 lần mỗi ngày trong thời gian dài sẽ giúp giảm cơn đau do gút hiệu quả (khoảng 50%).
Duy trì từ 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể người bệnh, vì lượng nước này sẽ trung hoà hàm lượng axit uric dư thừa trong cơ thể và đào thải ra ngoài qua đường tiểu tiện. Nghiên cứu cho thấy khi uống đủ nước mỗi ngày thì các cơn đau sẽ giảm đi rất nhiều (khoảng 40%), nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì tuỳ theo việc sử dụng thuốc và hoạt động thể chất khác nhau mà lượng nước cần thiết cho cơ thể cũng khác nhau.
Người bệnh gút cần tuân thủ tuyệt đối chế độ ăn này hàng ngày, vì kết quả điều trị bệnh gout có tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào thói quen ăn uống. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp thay đổi thói quen sống lành mạnh, vận động thể lực vừa sức và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh gút có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên để giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả tối ưu.
TÌM HIỂU THÊM:
- Cơ chế chuyển hóa acid uric từ thức ăn vào trong cơ thể
- Bảng hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc bệnh gút cần biết