https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Không chỉ có nguy cơ cao bị suy giảm chức năng thận, người uống nhiều rượu bia, ăn thực phẩm giàu đạm, mắc các bệnh lý về thận… cũng chính là những đối tượng được bệnh gút mạn tính đặc biệt “yêu thích”.
Sở dĩ hai chứng bệnh này có cùng “khẩu vị” giống nhau là vì giữa thận và gút luôn có mối quan hệ mật thiết. Nếu suy giảm chức năng thận là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh gút mạn tính thì bệnh gút mạn tính cũng chính là “nhát dao chí tử” giáng xuống thận, khiến thận bị tổn thương nặng nề, thậm chí có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
Sau nhiều năm nghiên cứu, giới khoa học đã tìm ra 5 nhóm đối tượng có tỷ lệ bị suy giảm chức năng thận và mắc bệnh gút mạn tính nhiều nhất hiện nay. Cá biệt, ở cả 5 đối tượng này thì “nạn nhân” chủ yếu lại là nam giới (chiếm đến 80%).
- Uống nhiều bia rượu: Là đối tượng luôn đứng đầu bảng về tỷ lệ “dính chàm” gút mạn tính và suy giảm chức năng thận. Nghiên cứu của tổ chức thận tại Anh Quốc đã chỉ ra, thường xuyên uống rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi. Trong khi đó, một nghiên cứu Framingham được thiện hiện ở 1.951 nam giới cho thấy, người uống nhiều rượu bia có nguy cơ bị gút cao gấp 2 lần so với những người không uống hoặc ít rượu bia.
Càng uống nhiều bia rượu càng dễ suy thận và mắc gút
Theo các chuyên gia, bia rượu không chỉ làm gia tăng hàng lượng axit uric trong máu mà còn cản trở cơ thể đào thải chất này ra ngoài. Bởi một trong những vai trò quan trọng nhất của thận là phá hủy những chất có hại trong máu, làm sạch máu. Nhưng khi tiêu thụ bia rượu, chất cồn có trong đồ uống này sẽ làm thay đổi chức năng của thận và khiến thận không thể thể lọc máu. Đồng thời uống nhiều rượu bia cũng làm tăng huyết áp, một nguyên nhân phổ biến của bệnh thận.
Nếu thận không tốt lại thường xuyên uống rượu bia sẽ làm tích tụ axit uric gây tắc nghẽn ống thận, dẫn đến suy thận. Thận suy yếu sẽ khiến việc thải trừ axit uric không còn hiệu quả, tạo điều kiện cho axit uric có cơ hội lắng đọng, tích tụ tại các ổ khớp và gây ra các cơn đau gút cấp. Cơn đau gút cứ lặp đi lặp lại hoặc tái phát đi tái phát lại 2-3 lần/ năm thì sẽ chuyển sang gút mạn tính.
- Ăn thực phẩm giàu đạm: Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc bệnh gút ngày càng gia tăng. Lý do là khi cuộc sống ngày càng cải thiện, con người sẽ có cơ hội tiếp xúc nhiều với sơn hào hải vị. Mà bệnh gút vốn là căn bệnh do rối loạn chuyện hóa đạm dẫn đến làm tăng axit uric trong máu. Trong khi đó, các thực phẩm giàu đạm được nam giới dung nạp hàng ngày bao gồm thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt dê, thịt chó…), hải sản (tôm, cua ghẹ, sò…), nội tạng động vật (lòng, mề, tim gan, cật…) lại chính là những thủ phạm làm sản sinh ra axit uric. Khi axit uric cũ chưa kịp đào thải hết ra ngoài thì lại có một lượng axit uric mới được sản sinh khiến chúng ứ đọng trong các mô mềm và khớp. axit uric càng nhiều, càng tăng gánh nặng cho thận, khiến mệt mỏi, suy yếu và gây ra bệnh gút cấp và mạn tính.
Các bệnh lý về thận là con đường ngắn nhất dẫn đến gút mạn tính
- Người mắc các bệnh lý về thận: Gần như 100% những người có bệnh lý tại thận đều “cõng thêm” bệnh gút. Có thể kể đến một số bệnh lý về thận như viêm cầu thận, viêm bể thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận, nhiễm trùng thận… Bởi xưa nay việc tổng hợp axit uric có thể thông qua nhiều con đường khác nhau nhưng để thải trừ axit uric ra ngoài cơ thể thì chỉ thông qua một con đường duy nhất là thận. Khi thận mắc bệnh, hoạt động này sẽ bị gián đoạn khiến axit uric tích tụ, lắng đọng và gây ra các cơn đau gút cấp là điều tất nhiên.
- Người mắc bệnh tiểu đường: Nghiên cứu của Trường Y khoa hàng đầu thế giới Harvard vào năm 2014 khẳng định, bệnh gút có liên quan đến bệnh tiểu đường type 2. Cụ thể, bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin và lượng đường trong máu thay vì chuyển vào tế bào lại được chuyển vào máu rồi đào thải ra nước tiểu. Nồng độ insulin trong máu cao sẽ làm giảm tiết urat ở thận “tiếp tay” cho nồng độ axit uric trong máu tăng cao và hình thành nên bệnh gút.
Giáo sư Anthony Komaroff của Trường Đại học Y Harvard cũng nhận định, bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận, chiếm gần 44% các trường hợp suy thận tại Mỹ. Vì bình thường, máu chảy vào thận thông qua các động mạch thận nhưng ở bệnh tiểu đường, đường huyết tăng cao kéo dài khiến các mao mạch ở thận bị tổn thương, lớp lót trong cùng của mạch máu trở nên dày lên và dần bị biến dạng, làm cản trở khả năng lọc máu. Ngoài ra, việc đường huyết tăng cao, cơ thể phải “nhờ” thận lọc bớt đường qua nước tiểu khiến thận làm việc ngày đêm, lâu dần trở nên suy yếu và gây ra bệnh gút.
Ham hố thuốc tây cũng dễ rước thêm bệnh vào người
- Lạm dụng thuốc tây điều trị bệnh mạn tính: Các loại thuốc lợi tiểu (thiazids, lợi tiểu quai furosemide), cyclosporine (thuốc chống thải ghép), giảm đau nhóm corticoid hoặc NSAID (aspirin, NsAiDs,…), thuốc kháng sinh (nhóm cephalosporin thế hệ I, aminoglycosid, quinolon, nhóm chống vi khuẩn, chống nấm), các thuốc điều trị gút allopurinol, probenecid, sulphipyrazon… tuy có tác dụng điều trị nhanh cho người bệnh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, chóng mặt và đặc biệt là hại gan thận. Sử dụng quá nhiều thuốc tây trong điều trị các bệnh mạn tính còn gây suy thận cấp, làm tổn thương thận và dẫn lối cho bệnh gút hoành hành.
Cần phải hiểu rằng, khi cùng lúc bị suy giảm chức năng thận và bệnh gút mạn tính “tấn công”, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm gấp bội phần. Không chỉ liên tục phải chịu trận với những cơn đau gút như nghìn mũi dao đâm vào da thịt, người bệnh còn có thể bị tàn phế, liệt nửa người và thậm chí là phải trả giá bằng chính mạng sống của mình.
Do đó, việc khẩn thiết nhất lúc này là tìm ra giải pháp để giúp tăng cường chức năng thận, từ đó điều trị bệnh gút mạn tính tận gốc bởi suy giảm chức năng thận chính là gốc rễ gieo rắc bệnh gút mạn tính đến người bệnh. Đây được xem là cách vừa đơn giản lại vừa mang lại hiệu quả tối ưu vì “một mũi tên sẽ trúng hai đích”. Tuy nhiên, điều này không hề đơn giản bởi cả suy giảm chức năng thận và gút mạn tính đều rất lì lợm và rắn mặt.
Cây Tơm Trơng – trợ thủ mới trong điều trị gút mạn tính
Cứ ngỡ, công cuộc tìm đường thoát khỏi gút mạn tính và suy thận của nhiều người bệnh rơi vào ngõ cụt thì sau nhiều năm nghiên cứu, mới đây, hai trường Đại học Y Dược hàng đầu Việt Nam là Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược TP. HCM đã khẳng định hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm Trơng từ núi rừng Tây Nguyên - thành phần then chốt của Hoàng Tiên Đan - có tác dụng kép khi giúp bổ thận, tăng cường chức năng đào thải axit uric của thận, từ đó giúp điều trị gút mạn tính từ căn nguyên đồng thời ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Gần đây, một tổ chức danh tiếng tại châu Âu cũng khẳng định, ngoài việc giúp ức chế hoạt động của enzim Xathinoxydase - hoạt chất có vai trò chuyển hoá các tiền chất Hypoxanthin và Xanthin thành axit uric - Phytosterol còn có khả năng ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi, ngăn ngừa hạt tophi xuất hiện và giảm đáng kể sự bùng phát cơn đau cấp tính tại vị trí lắng đọng, giúp thận tăng cường khả năng lọc và đào thải axit uric ra bên ngoài.
Bên cạnh đó, các hoạt chất khác có trong cây Tơm Trơng như Sapoin, Flavonoid, Alcaloid cũng được chứng minh có khả năng chống sưng viêm, giảm đau, hòa tan các tinh thể urat lắng đọng, giúp điều trị dứt điểm triệu chứng gút cấp và mạn tính.
Như vậy, không chỉ mở ra một hướng đi mới trong điều trị bệnh gút là đi từ căn nguyên của thận, Hoàng Tiên Đan với thành phần chủ đạo là cây Tơm Trơng từ núi rừng Tây Nguyên còn là sản phẩm duy nhất tại Việt có thể giải quyết được cùng lúc 2 vấn đề là suy giảm chức năng thận và bệnh gút mạn tính.
Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút
Thực tế đã chứng minh, chỉ cần sử dụng Hoàng Tiên Đan trong 5 tháng, chức năng thận của người bệnh sẽ được phục hồi, bệnh gút mạn tính cũng sẽ được đẩy lùi với chỉ số axit uric đạt ngưỡng gần mức bình thường, hết sưng, cơn đau gần như không xuất hiện.
Song song việc tích cực sử dụng Hoàng Tiên Đan theo đúng liệu trình, người bệnh nên hạn chế sử dụng bia rượu, thực phẩm chứa nhân purin. Một chế độ sinh hoạt lành mạnh bao gồm bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau xanh, luyện tập 30 phút mỗi ngày sẽ giúp người bệnh khỏe mạnh và rút ngắn thời gian điều trị bệnh gút mạn tính.