https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Lượng acid uric trong máu cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bênh gout. Do đó, để ngăn ngừa nguy cơ mắc phải căn bệnh gout nhiều người vẫn gặp phải thắc mắc nên ăn gì để giảm acid uric trong máu. Vì chủ yếu nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý khiến lượng acid uric tăng cao.
Hàm lượng acid uric trong máu tăng cao là do quá trình tăng tạo giảm thải của việc acid uric do chức năng của thận gặp phải vấn đề. Hiện tượng này kéo dài lâu ngày sẽ đến một số bệnh như sỏi thận, suy thận hay nghiêm trọng hơn là bệnh gout.
Chỉ số acid uric tăng cao có nguy cơ mắc bệnh gout
Chỉ số acid uric được sinh ra để đánh giá nồng độ trong máu có tồn dư lượng chất này cao hay thấp. Để chẩn đoán cũng như giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải bệnh gout. Đối với nam giới thì chỉ sổ từ 7mg/dl trở lên là cao, còn đối với nữ là 6mg/dl. Đây là 2 chỉ số ở mức độ đáng báo động có thể mắc phải bệnh gout.
Tuy nhiên, chỉ số acid uric trong máu cao thì bạn có sẽ mắc phải bệnh gout. Còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ tập luyện.
Nên ăn gì để giảm acid uric trong máu?
Trong thành phần của cải xanh có chứa rất nhiều chất xơ giúp quá trình đào thải acid uric hiệu quả hơn. Ăn rau cải xanh thường xuyên sẽ giúp giảm 40% trên tổng lượng acid uric trong máu. Đây là thực phẩm không thể thiếu nếu bạn đang băn khoăn chưa biết nên ăn gì để giảm acid uric trong máu.
Ngoài việc chế biến các món xào rau cần tây có thể làm món nước ép thần thành có thể giúp giảm cân hiệu quả. Thành phần giàu vitamin C tự nhiên giúp lợi tiểu, kích thích quá trình đào thải acid uric trong máu ra ngoài qua đường tiết liệu.
Nước ép cần tây giúp lợi tiểu thải độc tốt
Ngũ cốc nguyên hạt là thực phẩm không chứa nhân purin giúp làm ngừng quá trình chuyển hóa acid uric. Không những vậy với lượng chất xơ vô cùng cao của ngũ cốc nguyên hạt chắc chắn sẽ là một gợi ý vô cùng tốt cho thực đơn nên ăn gì để giảm acid uric trong máu.
Ngũ cốc nguyên hạt giúp làm ngừng quá trình chuyển hóa acid uric trong máu
Bổ sung thêm dầu Oliu trong chế độ ăn để giảm acid uric trong máu là một lựa chọn đúng đắn. Thay vì ăn mỡ thực vật hay các loại dầu, bơ bạn nên thay thế bởi dầu Oliu. Chúng giúp ức chế quá trinh chuyển hóa acid uric trong máu và giảm đáng kể lượng chất này trong thời gian dài sử dụng thường xuyên.
Nước là một trong những nhân tố không thể thiếu trong thực đơn cho người có lượng acid uric trong máu cao. Cung cấp cho cơ thể ít nhất 2 lít nước mỗi ngày giúp đào thải acid uric trong máu qua đường tiết niệu một cách dễ dàng hơn. Đây là cách đơn giản nhất mà bạn có thể áp dụng để cải thiện tình trạng acid uric trong máu cao của mình.
Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể thải acid uric hiệu quả
Dưới đây là bản thực đơn tham khảo cho chế độ ăn gì để giảm acid uric trong máu cho người có lượng acid uric quá cao trong máu. Bảng này là thực đơn cho 1 tuần bạn có thể tự căn chỉnh các món sao cho phù hợp với điều kiện của mình. Không nhất định là phải áp dụng chính xác 100% theo bảng thực đơn này mới có hiệu quả.
Buổi | Sáng | Trưa | Chiều | Tối |
Thứ 2 | Cháo thịt lợn băm + 1 quả chuối | Hai bát cơm nhỏ + Thịt nạc hấp | Bánh quy + nước lọc | Cơm + canh rau cần + đậu rán |
Thứ 3 | Bánh mì + 1 ly sữa ít đường | Cơm + củ cải trắng luộc+ 1 quả trứng rán | Nho tươi 100g | Cơm + canh bí xanh nấu xương |
Thứ 4 | Bún cá + 1 quả cam | Cơm + thịt gà kho gừng + Bí xanh | Dưa hấu 1 miếng | Ngũ cốc + Gà luộc |
Thứ 5 | Cháo ức gà + 200g quả anh đào (cherry) | Cơm + Đậu hũ chiên + canh rau cải xanh | Quả anh đào | Cơm + Cà chua xốt thịt viên |
Thứ 6 | Bánh đa thịt nạc + Nước nọc 300ml | Cơm + Thịt bò xào củ cải trắng | 1 miếng dứa nhỏ | Cá rán + Cơm + canh chua |
Thứ 7 | Cơm gạo nứt + Đậu hũ | Bún thịt + 1 miếng dưa hấu | Ngô luộc | Cơm gạo nứt + Lạc rang + canh bí xanh |
Chủ nhật | Mỳ xào chay + Nước ép táo 250ml | Cơm gạo nứt + Rau cần tây xào một ít thịt bò | 1 quả chuối | Cơm + Rau cần tây xào thịt + salas trộn dầu oliu |
Chế độ ăn thông minh cho người acid uric máu cao
Trên thực tế việc kiêng khem quá mức sẽ khiến cho cơ thể ngày càng bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Bạn chỉ cần hạn chế lượng purin nạp vào cơ thể mỗi ngày dưới 150mg ở mức an toàn. Như vậy người bệnh có thể sử dụng thịt lợn, thịt bò tối đa 2 lần/ tuần với số lượng vừa phải.
Nên kết hợp với những thực phẩm có khả năng thải trừ acid uric trong máu. Để cân bằng lượng acid uric vừa phải tránh vượt ngưỡng cho phép có thể dễ dàng mắc phải các bệnh như sỏi thận, gout.
Ngoài chế độ ăn uống hợp lý bạn cần có thời gian nghỉ ngơi cũng như tập luyện cân đối để giúp cơ thể tuần hoàn tốt. Không phải phụ thuộc vào những loại thuốc thải độc, bắt ép cơ thể hoạt động. Nguyên lý thải độc tự nhiên của cơ thể bao giờ cũng tốt hơn so với những phương pháp tác động từ bên ngoài.
Những người ở độ tuổi ngoài 50 nên thường xuyên đi khám định kỳ tại bệnh viện để được đo chỉ số acid uric từ đó nắm được rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình. Việc này giúp bạn kiểm soát được chế độ ăn uống cũng như điều chỉnh lại lượng thức ăn có chứa nhân purin đưa vào cơ thể.
Bài viết liên quan
> Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout