https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh gout

Trong bối cảnh cuộc sống ngày càng hiện đại, mọi mặt đời sống của người dân được nâng cao kéo theo đó là các bệnh lý liên quan cũng xuất hiện, tiêu biểu là bệnh gout. Trước đây, bệnh gout chỉ xuất hiện ở một bộ phận người giàu có, nhưng hiện nay bệnh gout đã không còn là chuyện của giới nhà giàu mà đã là câu chuyện chung của tất cả mọi người.

Nhưng câu chuyện bệnh gout không phải ai cũng biết, do đó người mắc bệnh gout thường dửng dưng không quan tâm, đến khi bệnh trở nặng thì đều lắc đầu ngao ngán và than thở là “giá như”. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò khá quan trọng đối với người bệnh gout, quyết định đến khả năng điều trị bệnh của người bệnh.

lựa chọn chế độ dinh dượng cho người bệnh gout

Lựa chọn chế độ dinh dượng cho người bệnh gout

Bệnh gout được xác định là một loại bệnh do rối loạn chuyển hoá nhân purin làm gia tăng hàm lượng axit uric một cách bất thường trong máu, trong khi khả năng đào thải không theo kịp sự gia tăng đó, dẫn đến tích tụ axit uric và lắng đọng thành các muối urat tinh thể hình kim tại các khớp, gây ra các cơn đau đớn khó chịu. Trong khi đó, các chuyên gia chỉ ra rằng hàng ngày chúng ta dung nạp một lượng lớn nhân purin từ các loại thực phẩm giàu đạm, ở người bình thường thì không đáng kể nhưng đối với bệnh nhân gout, nếu không biết kiêng cử hay hạn chế thì sẽ nhanh chóng chuyển nặng.

Lưu ý chế độ ăn uống cho người bệnh gout:

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu nhân purin như: Thịt, cá, hải sản, gia cầm, óc, gan, bầu dục, đậu đỗ,… thay vào đó có thể thay thế một số loại thực phẩm chứa ít nhân purin như: Ngũ cốc, các loại hạt, bơ, mỡ, đường, trứng, sữa, phomat, rau quả.

- Ngưng sử dụng hay lạm dụng các loại bia rượu, chất kích thích vì nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng đào thải axit uric qua thận.

- Cần chú ý đến thể trạng cân nặng của cơ thể, đối với người bệnh bị thừa cân, béo phì thì cần có chế độ giảm cân hợp lý, tránh giảm một cách đột ngột.

- Đảm bảo cung cấp từ 2-3 lít nước mỗi ngày cho cơ thể để gia tăng đào thải axit uric, tránh sử dụng các loại thực phẩm có vị chua sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể.

Thực phẩm mà người bệnh gout cần tránh:

- Các loại bia rượu và chất kích thích (cà phê, trà,…)

- Các loại thực phẩm chua (rau quả, chế phẩm lên men,…) sẽ làm gia tăng axit uric máu.

- Không ăn các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và hải sản.

- Không ăn các loại thực phẩm được chế biến từ cacao, socola,…

Các loại thực phẩm có thể ăn vừa phải (Lưu ý phải theo hướng dẫn của bác sĩ): Thịt động vật các loại, hải sản, gia cầm, đậu đỗ,…

Các loại thực phẩm nên ăn:

- Các loại rau xanh ít nhân purin, sữa, trái cây chín mọng, các loại ngũ cốc,… nên sử dụng nhiều hơn bình thường một chút, tránh lạm dụng quá nhiều.

- Bổ sung nhiều loại thực phẩm đa dạng chứa hàm lượng dinh dưỡng cao để bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Giảm hàm lượng đạm cung cấp cho cơ thể theo mức 150mg/ngày.

- Bổ sung lượng nước cho cơ thể theo đương lượng từ 2-3 lít nước mỗi ngày.

Chuyên gia chia sẻ về chế độ ăn tối ưu cho người bị gout

Người bệnh gout cần tuân thủ chế độ ăn uống như trên trong suốt quá trình điều trị bệnh, đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại trong việc điều trị bệnh gout. Ở mỗi giai đoạn người bệnh cần tham vấn ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh khẩu phần ăn hợp lý. Xu hướng điều trị bệnh gout mới hiện nay đang mang lại hiệu quả cao mà người bệnh cần quan tâm, đó là sự kết hợp giữa chế độ ăn uống khoa học, xây dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh, vận động phù hợp và sử dụng các chế phẩm hỗ trợ điều trị bệnh có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status