https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Mối quan hệ giữa bệnh sỏi thận và bệnh gout như thế nào?

Bệnh gout là một bệnh gây ra bởi việc tăng acid uric trong máu. Ngoài việc lắng đọng ở các khớp gây bệnh gout thì acid uric còn có thể có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể trong đó có thận và gây ra sỏi thận. Cùng tìm hiểu thêm về mối quan hệ giữa sỏi thận và bệnh gout nhé.

Bệnh gout sinh ra như thế nào?

Acid uric là một sản phẩm của quá trình chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể. Nó được tạo ra trong quá trình biến đổi của nhân tế bào. Tuy nhiên lượng lớn acid uric được tạo ra bởi sự biến đổi purin có trong các loại thực phẩm mà con người tiêu thụ hàng ngày. Một phần acid uric được sinh ra để phục vụ một số hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên phần lớn lượng acid còn lại sẽ được thận thải ra qua đường nước tiểu.

Hàng ngày thận đào thải 75% lượng acid uric hấp thụ trong ngày và đây cũng là cơ quan đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa acid uric.

Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó mà thận suy yếu, không đào thải được acid uric trong máu nữa. Điều này sẽ khiến nồng độ của loại acid này tăng cao trong máu trong khi cơ thể vẫn sản sinh ra. Việc trong máu có nhiều acid uric chính là nguyên nhân gây ra bệnh gout.

Bệnh gout sinh ra do nồng độ acid uric trong máu cao

Bệnh gout sinh ra do nồng độ acid uric trong máu cao

Thêm vào đó việc điều hòa nội môi như đào thải và tái hấp thu điện giải, pH, nồng độ các muối…cũng do thận đảm nhiệm. Vì thế khi chức năng thận không được tốt sẽ khiến quá trình kết tủa muối urat ở các khớp, xương, sụn diễn ra nhanh chóng hơn.

Mối quan hệ giữa sỏi thận và bệnh gout như thế nào?

Sỏi thận và bệnh gout có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Có nhiều loại sỏi thận tuy nhiên tỷ lệ người mắc sỏi thận do gout chiếm 10% bệnh nhân gout. Nghĩa là bệnh sỏi thận và bệnh gout trong trường hợp này sẽ đến từ cùng một nguyên nhân.

Sỏi thận và bệnh gout gây ra do cùng một nguyên nhân

Sỏi thận và bệnh gout gây ra do cùng một nguyên nhân

Thông thường acid uric được thận lọc ra từ máu sẽ được thải qua đường nước tiểu, qua da và đường tiêu hóa. Trung bình acid uric thải qua đường niệu đạo từ 400 – 500mg/24h. Tuy nhiên người bệnh gout sẽ có nồng độ acid uric trong máu cao hơn những người bình thường. Do đó lưu lượng acid uric đi qua thận cao dễ kết tủa muối urat lắng đọng trong hệ thống dẫn niệu và gây sỏi thận. Ngoài ra còn có thể gây viêm thận kẽ, tắc các ống thận và tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.

Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì hai loại bệnh này sẽ gây ra những biến chứng nặng. Bệnh sỏi thận sẽ khiến chức năng thận suy giảm, bệnh gout thì gây ra tình trạng biến dạng khớp, cứng khớp và thậm chỉ không thể đi lại được.

Làm gì để hạn chế biến chứng sỏi thận và bệnh gout?

Sỏi thận và bệnh gout đều do nồng độ acid uric trong máu tăng cao không được đào thải ra khỏi cơ thể. Chính vì thế để hạn chế biến chứng của hai loại bệnh này người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài ra cũng cần thực hiện chế độ ăn uống một cách hợp lý, khoa học nhất để hỗ trợ điều trị bệnh. Sau đây là một số thực phẩm và đồ uống tuyệt vời cần có trong thực đơn hàng ngày của người bị bệnh gout và sỏi thận:

+ Nước: Nếu bạn uống nhiều nước mỗi ngày thì sẽ giúp quá trình đào thảo acid uric ra khỏi cơ thể được thực hiện dễ dàng hơn. Điều này sẽ giúp ích cho việc kiểm soát và hỗ trợ điều trị tốt bệnh gout và sỏi thận.

+ Ăn nhiều rau xanh mỗi ngày: Điều này sẽ giúp cơ thể giảm lượng acid uric nạp vào.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày giúp hạn chế biến chứng bệnh gout và sỏi thận

Ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày giúp hạn chế biến chứng bệnh gout và sỏi thận

+ Trái cây: Tất cả các loại trái cây đều chứa vitamin có lợi cho cơ thể tuy nhiên hầu hết lại không chứa thành phần purin vì thế sẽ không sản sinh ra acid uric. Ngoài ra một số loại trái cây như nho, dứa, chery lại có chứa chất kháng viêm giúp giảm nồng độ acid uric trong cơ thể và ngăn ngừa các acid này kết tinh thành muối urat.

+ Uống các loại sữa ít chất béo: bổ sung sữa ít chất béo và sữa đông vào thực đơn hàng ngày sẽ giúp bạn hạn chế biến chứng sỏi thận và bệnh gout. Ngoài chế độ ăn uống người bị bệnh cũng nên có chế độ vận động và nghỉ ngơi hợp lý để cải thiện tình trạng bệnh.

Sỏi thận và bệnh gout có quan hệ chặt chẽ với nhau. Chính vì thế hãy tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách phòng tránh bệnh này bằng cách ăn uống và sinh hoạt một cách khoa học nhất nhé.

Bài viết liên quan

> Bệnh gout – “Thủ phạm” làm gia tăng các bệnh lý tim mạch

> Cách phân biệt gout và viêm khớp bạn nên biết

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status