https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị bệnh gout ở tay

Bệnh gout ở tay là tình trạng bệnh lý liên quan đến xương khớp. Bệnh thường gây đau đớn và có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy bạn cần nắm vững các dấu hiệu nhận biết bệnh, từ đó có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất.

Sơ lược về bệnh gout ở tay

Bệnh gout ở tay là tình trạng bệnh thường gặp về xương khớp. Bệnh xuất hiện khi nồng độ acid uric tích tụ trong cơ thể vượt quá mức cho phép. Từ đó acid uric sẽ lắng đọng thành các tinh thể muối urat ở khớp xương gây đau nhức dữ dội và thậm chí còn có thể gây biến dạng khớp.

  Gout ở tây là một trong những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm
Gout ở tây là một trong những bệnh lý về xương khớp nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết bệnh gout ở tay

Khi mắc gout ở tay bạn sẽ nhận thấy những dấu hiệu điển hình của bệnh như:

+ Cảm thấy đau nhức vùng tay: Khi mắc gout bạn sẽ cảm thấy những cơn đau bất thường ở tay hay khi chạm vào cổ tay. Thời gian mỗi cơn đau thường kéo dài trong vài giờ sau đó sẽ giảm dần. Tình trạng đau nhức dữ dội thường xuất hiện vào ban đêm khiến người bệnh trằn trọc, khó ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi và suy kiệt. 

+ Khớp cổ tay sưng và nóng: Người bị gout ở tay sẽ nhận thấy vùng khớp cổ tay có dấu hiệu sưng to mà không rõ nguyên nhân. Vị trí sưng có thể lan rộng ra và có cảm giác nóng ở vị trí sưng. 

 Gout ở tây gây đau nhức, khó chịu thậm chí gây biến dạng khớp 
Gout ở tây gây đau nhức, khó chịu thậm chí gây biến dạng khớp

>>Tìm hiểu thêm:  Đau nhức cổ tay và ngón tay có phải dấu hiệu của bệnh gout?

+ Vùng da quanh tay có bất thường: Cơn đau nhức do gout giảm dần người bệnh sẽ nhận thấy vùng da xung quanh tay có dấu hiệu bong tróc và ngứa ngáy xung quanh các khớp. Thời gian lâu dần còn xuất hiện các vết tím trên da nhìn giống như bị nhiễm trùng.

+ Hình thành các hạt tophi: Tình trạng bệnh diễn biến lâu dài do không được điều trị sẽ khiến các khớp ở vùng tay xuất hiện các u cục. Đây là các hạt tophi khiến các khớp xương ở tay bị biến dạng. Về sau các hạt sẽ to dần lên và có thể vỡ ra gây lở loét và nhiễm trùng tay.

+ Vận động hạn chế: Ở giai đoạn cấp tính người bệnh bị đau nhức sẽ khiến chức năng vận động ở tay gặp khó khăn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng teo cơ và mất đi khả năng vận động của tay. 

Mức độ nguy hiểm khi mắc bệnh gout ở tay

Mắc gout ở tay sẽ gây nên nhiều mối nguy hại cho người bệnh như:

+ Các sinh hoạt hàng ngày bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Mắc gout ở tay sẽ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Đồng thời các hoạt động vận động của tay cũng bị hạn chế đi rất nhiều. Vì vậy mọi sinh hoạt thường ngày của người bệnh sẽ bị gián đoạn.

+ Biến chứng khớp xương nguy hiểm: Khi gout đã phát triển đến giai đoạn mạn tính sẽ dẫn đến tình trạng lở loét các khớp xương gây nhiễm trùng. Nặng hơn sẽ dẫn đến liệt cổ tay ở người bệnh. 

+ Ảnh hưởng nghiêm trọng đến thận: Người mắc gout sẽ có nồng độ axit uric trong máu. Acid uric tích tụ tại thận sẽ khiến suy giảm chức năng của thận và lâu dần sẽ dẫn đến suy thận.

+ Biến chứng tai biến hoặc đột quỵ: Gout còn gây nên những biến chứng nguy hiểm tại tim, gây cao huyết áp, nhồi máu cơ tim và thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ…

  Cần phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm
Cần phát hiện và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Phương pháp điều trị gout ở tay

Điều trị gout ở tay chủ yếu là điều trị nguyên nhân và triệu chứng. Khi cơ thể mắc gout bệnh nhân sẽ cảm thấy các khớp tay đau nhức. Lúc này cách giảm đau tốt nhất là ngâm tay vào nước ấm hoặc dùng đá lạnh chườm vào các khớp bị đau. 

Trường hợp các phương pháp giảm đau trên không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau như paracetamol.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học nhằm giảm nồng độ acid uric trong máu. Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm chứa nhân purin như hải sản, các loại thịt đỏ hay nội tạng động vật. Nên uống nhiều nước để tăng khả năng đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh gout ở tay. Hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với các bài tập xương khớp nhẹ nhàng để phòng và hỗ trợ điều trị gout hiệu quả nhất nhé.

Bài viết liên quan

Cổ tay bị bệnh gout và những điều bạn chưa thể ngờ tới

Bệnh gout ở khửu tay – Nguyên nhân chính và cách nhận biết

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33