https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ăn mực được không?

Mực rất giàu dưỡng chất, dễ chế biến thành nhiều món nhậu yêu thích của các quý ông. Với vị ngọt thơm, dai vừa đủ, mực không thể thiếu trong các bữa tiệc rượu. Mực tốt là vậy, ngon là thế nhưng người bệnh gout ăn mực được không và ăn bao nhiêu thì đủ?

Bệnh gout ăn được mực không

Bệnh gout ăn được mực không

Bệnh gout là gì?

Gout là bệnh xảy ra do sự lắng đọng các acid uric trong khớp, tích tụ lại gây ra tình trạng viêm khớp. Các vị trí tích tụ thường nằm ở các khớp bàn tay, ngón tay, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân, ngón chân… gây ra tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau vô cùng khó chịu.

Xem thêm: Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout

Bệnh gout thường xảy ra ở nam giới, 95% chưa rõ nguyên nhân. Ngoài ra, có thể do các nguyên nhân sau:

+ Rối loạn về gen

+ Do tăng sản xuất acid uric hoặc giảm đào thải acid uric như: suy thận, bệnh bạch cầu cấp, dùng các thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị các bệnh ác tính, thuốc kháng lao...

Yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh gout

- Do yếu tố duy truyền.

- Do chế độ ăn uống nhiều purin.

- Do lười vận động, uống ít nước.

- Tuổi càng cao càng dễ bị bệnh gout

Triệu chứng bệnh gout

Bệnh gout thường xảy ra đột ngột và vào ban đêm. Trong một số trường hợp, bệnh gout không có dấu hiệu ban đầu. Các biểu hiện của bệnh gout thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Sau đây là các triệu chứng chính:

+ Khớp đau đột ngột, dữ dội, thường xảy ra vào sáng sớm. Các khớp thường gặp là: mắt cá chân, ngón chân cái, đầu gối, khuỷu tay, cổ tay và các khớp ngón tay. Cơn đau có thể kéo dài 4 – 12 giờ.

+ Khớp biểu hiện tình trạng viêm: sưng, nóng, đỏ, đau.

+ Cảm thấy vùng xung quanh khớp ấm lên.

+ Hạn chế vận động.

+ Khó chịu sau cơn đau. Sau khi cơn đau có dấu hiệu giảm xuống, một số những khó chịu có thể kéo dài vài ngày cho đến vài tuần. Các cuộc tấn công sau này có thể kéo dài hơn, gây ảnh hưởng đến nhiều khớp khác.

Bệnh gout ăn mực được không?

Mực tươi 

Mực tươi

Mực sống chủ yếu ngoài biển khơi, là một loài động vật thân mềm. Đây là món ăn quen thuộc trong bữa cơm gia đình người Việt và được nhiều người ưa thích vì đây là loại hải sản có giá trị dinh dưỡng tương đối cao, mực là một thực phẩm chứa rất nhiều protein và các vitamin, dưỡng chất thiết yếu như: vitamin B12, phốt pho và selen. Mực còn được đánh giá cao do chứa rất ít chất béo bão hòa và ít natri nhưng bên cạnh đó mực tươi chứa nhiều cholesterol. Trong mỗi 100g mực tươi chứa 16,3g protein, 14mg canxi, 150mg photpho, 273mg kali, 1,2mg vitamin E và nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác rất tốt cho sức khỏe. Những lợi ích mà mực mang lại như:

 + Cung cấp protein: Có thể bổ sung thêm mực đối với những ai đang có những rắc rối về da, tóc, móng tay chân… vì trong mực có chứa thành phần protein giúp cho chị em sở hữu một bề ngoài hoàn hảo.

+ Giảm đau nữa đầu: Trong mực có chứa hàm lượng vitamin B2. Theo như điều tra thì loại vitamin này có tác dụng khống chế cơn đau nửa đầu.

+ Tăng cường hệ miễn dịch giúp cơ thể có sức đề kháng chống lại nhiều bệnh.

+ Tốt cho hệ tim mạch: Trong thành phần của mực có chứa vitamin B12 có tác dụng tích cực cho hệ tim mạch.

+ Ổn định lượng đường trong máu vì trong thành phần của mực có chứa vitamin B3, chất này có tác dụng ổn định lượng đường trong máu rất tốt.

+ Răng và xương chắc khỏe: Trong thành phần dinh dưỡng của mực có chứa nhiều canxi và photpho cho nên giúp cho hệ xương và răng chắc khỏe.

+ Hỗ trợ hình thành hồng cầu: Cứ 100gr mực sẽ cung cấp thêm 90% đồng, chất đồng là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, đồng giúp cơ thể dự trữ, hấp thụ và trao đổi chất, giúp hình thành nên hồng cầu.

+ Giúp thư giãn thần kinh và cơ bắp: magie có trong mực là một loại khoáng chất có tác dụng thư giãn dây thần kinh và cơ bắp.

Như chúng ta đã biết, mực cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, người bị bệnh gout ăn mực được không? Theo các chuyên gia y tế, đối với các bệnh nhân mắc bệnh gout thì đây là loại thực phẩm không được phép sử dụng quá nhiều. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 100g, tối đa 2 lần 1 tuần. Nguyên nhân là do mực nằm trong nhóm các hải sản có thể làm gia tăng acid uric trong cơ thể, làm xuất hiện và tái phát các cơn gout cấp. Do đó, mặc dù không cần kiêng hoàn toàn nhưng bạn nên ăn thực phẩm này ở mức độ vừa phải, tránh làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn.

Một số món ăn chế biến từ mực

1. Mực chiên nước mắm

Mực chiên nước mắm

Mực chiên nước mắm

2. Mực tươi nướng sa tế.

Mực tươi nướng sa tế.

Mực sào sa tế

3. Mực tươi xào ớt chuông

Mực tươi xào ớt chuông

Mực sào ớt chuông

Bài viết liên quan

Bài thuốc điều trị bệnh Gout từ lá tía tô mang lại hiệu quả bất ngờ

Uống rượu bia nhiều – Nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh gout

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33