https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Tăng acid uric máu và sự chuyển hóa purin hình thành bệnh gout(gút)

Bệnh gout được xác định có nguyên nhân cốt lõi là do rối loạn chuyển hoá làm mất cân bằng giữa sự hình thành và đào thải acid uric, làm gia tăng đột ngột hàm lượng acid uric trong máu.

Nếu acid uric luôn duy trì ở mức cao thì khả năng mắc bệnh gout càng cao do sự tích tụ kết tủa muối urat tại các tổ chức mô xương khớp tăng lên, phá huỷ các cấu trúc mô xương khớp hình thành bệnh.

Bạn biết gì về acid uric?

Acid uric được giới nghiên cứu phân tích là sản phẩm cuối cùng trong quá trình thoái biến nhân purin có trong thực vật và động vật (hoa quả, thịt đỏ, các loại hải sản…) hay trong những thức uống có cồn (rượu, bia). Dưới góc độ sinh hoá acid uric được xem một loại acid uric yếu nên rất nhanh chóng bị ion hoá thành các tinh thể muối urat hoà tan trong huyết tương, giới hạn hoà tan là 6.8 mg/dl với nền nhiệt độ trung bình là 37 độ C và nếu nồng độ càng cao thì các tinh thể muối urat này sẽ nhanh chóng tạo thành kết tủa.

Acid uric – sản phẩm cuối cùng trong quá trình thoái biến nhân purin

Acid uric – sản phẩm cuối cùng trong quá trình thoái biến nhân purin

Ở trạng thái bình thường nồng độ acid uric trong máu trung bình giao động ở mức: Nam là 5.1 cộng trừ 1.0 mg/dl (420 µmol/lit) và nữ là 4.0 cộng trừ 1.0 mg/dl (360 µmol/lit). Khi nồng độ acid uric vượt trên mức trung bình đó thì được gọi là tăng acid uric máu, nguyên nhân là do quá trình tổng hợp và bài tiết acid uric bị mất cân bằng. Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì tổng lượng acid uric có trong cơ thể ở nam là 1200 mg, nữ là 600mg, có khoảng 2/3 tổng khối lượng acid uric được tổng hợp mới và 2/3 lượng acid uric được đào thải chủ yếu qua thận hàng ngày.

Acid uric được hoà tan dễ dàng trong nước tiểu, nồng độ pH trong nước tiểu sẽ quyết định đến việc hoà tan acid uric, mức trung bình hàng ngày mà acid uric đào thải thông qua nước tiểu trên 800 mg/ngày. Do đó, nếu nồng độ pH trong nước tiểu mà càng kiềm thì giúp cho việc đào thải acid uric càng tốt, còn ngược lại thì sẽ gây khó khăn và giảm hiệu suất đào thải acid uric của cơ thể.

Acid uric được tổng hợp từ…

Acid uric được hình thành trong cơ thể từ sự chuyển hóa hợp chất có nhân purin, phát sinh từ sự hình thành DNA và RNA bình thường, từ các phân tử là nguồn năng lượng trong tế bào hoặc từ các nguồn thực phẩm dung nạp mỗi ngày. Mức nồng độ acid uric máu trong máu cao hơn bình thường được gọi là tăng acid uric máu.

Chế độ ăn giàu đạm tiếp tay cho việc tăng acid uric

Chế độ ăn giàu đạm tiếp tay cho việc tăng acid uric

80% nguyên nhân gây tăng hàm lượng acid uric do chế độ dinh dưỡng

Nguyên nhân làm tăng acid uric máu có thể do:

- Tăng tổng hợp axit uric máu: Do ăn nhiều thức ăn có chứa purin, tăng tổng hợp purin nội sinh, tăng thoái biến nucleotite hoặc phối hợp.

- Giảm bài tiết axit uric qua thận: Do giảm lọc ở cầu thận, giảm tiết urat ở ống thận hoặc phối hợp.

- Phối hợp 2 nguyên nhân kể trên.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, 80% nguyên nhân gây tăng hàm lượng acid uric là do chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Trong đó phải kể đến việc người bệnh dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm có nhân purin (thịt đỏ, hải sản…). Ngoài ra, giới chuyên môn cũng chỉ ra có sự liên quan giữa acid uric với uống rượu bia.

Cụ thể, uống nhiều rượu bia làm tăng dị hoá các nucleotid có nhân purin, làm tăng dị hóa ATP thành AMP gây tăng sản xuất acid uric. Rượu còn có thể gây mất nước và làm tăng acid lactic máu. Khi uống rượu cùng với các đồ ăn thì một mặt bản thân rượu đã bổ sung một lượng purin, mặt khác còn hạn chế bài tiết urat qua nước tiểu, tạo điều kịên giữ lại purin của thức ăn và tăng quá trình tinh thể hoá các urat ở nước tiểu và tế bào.

Tăng acid uric máu – Nguy cơ bệnh gout gần hơn bao giờ hết

Nhiều số liệu thống kê cho thấy, tình trạng tăng acid uric máu được phát hiện ở khoảng 2-13% người trung niên và lớn tuổi, trong khi đó người trẻ dưới 30 tuổi cũng đang có tỉ lệ tăng dần. Đặc biệt, có đến 90% các trường hợp tăng acid uric máu đơn thuần không có triệu chứng, còn lại khoảng 10% phát sinh các biểu hiện đau nhức, sưng tấy, ửng đỏ phải cần đến sự can thiệp của các phương pháp điều trị bệnh gout.

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gout là tăng acid uric

Một trong những nguyên nhân chính gây bệnh gout là tăng acid uric

Chưa hết, chỉ số acid uric tăng cao cũng khiến tỉ lệ mắc bệnh gout gia tăng nhanh chóng trên toàn thế giới. Lý giải cho vấn đề này, 2 tác giả là Roddy và CS đã tổng hợp các nguyên nhân gây ra bệnh gout tại EULAR 2008 như sau:

- Tốc độ sử dụng bia, rượu đang ngày càng tăng cao trong cộng đồng hiện nay.

- Chế độ ăn ngày càng giàu purin thực và động vật (thịt đỏ, hải sản, đậu hà lan…).

- Tỉ lệ bệnh nhân bị suy thận mạn ngày một gia tăng.

- Tỉ lệ người mắc bệnh rối loạn chuyển hoá và béo phì không ngừng trong dân số toàn cầu.

- Sử dụng quá nhiều các loại nhóm kháng sinh Aspirin và Thiazide trong điều trị.

- Tỉ lệ người già trên 65 tuổi tăng cao và có liên quan nhiều đến sự thoái hoá khớp.

Lắng đọng acid uric phá huỷ mô xương khớp hình thành gout

Cơ chế lắng đọng acid uric ở các tổ chức mô xương khớp hình thành bệnh gout được xác định là do tăng acid uric máu kéo dài, khiến cơ thể phải có những hành động phản ứng để làm giảm acid uric máu bằng nhiều cách như: Tăng hoạt động của thận để đào thải, lắng đọng muối urat tại da, màng hoạt dịch, kẻ thận, gan… làm cho các tổ chức này bị biến đổi hình thái.

Sự lắng đọng acid uric hình thành bệnh gout

Sự lắng đọng acid uric hình thành bệnh gout

Tăng acid uric máu trong các dịch khớp còn dẫn đến việc hình thành kết tủa urat hình kim làm tổn thương nghiêm trọng sụn, bao khớp và màng hoạt dịch. Khi sụn bị tổn thương, các tinh thể muối urat sẽ tấn công xuống lớp xương dưới sụn, dẫn đến hình thành hạt tophi, phá huỷ cấu trúc xương khớp.

Sự lắng đọng tại các tổ chức có sự biến động khác nhau theo từng giai đoạn làm cho kích thước hạt tophi sẽ to nhỏ khác nhau. Khi các tinh thể muối urat lắng đọng quá nhiều ở kẻ thận sẽ làm cho thận bị tổn thương hình thành bệnh sỏi thận, xơ hoá cầu thận, viêm thận kẽ. Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ làm thận bị suy nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh.

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gout

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gout

Kiểm soát chỉ số acid uric – Chìa khóa giúp tránh xa bệnh gout

Để giúp người bệnh thoát khỏi nỗi ám ảnh do bệnh gout gây ra cũng như tránh xa được bệnh gout, cách tối ưu là kiểm soát chỉ số acid uric ở ngưỡng an toàn. Muốn làm được điều này, người bệnh cần kết hợp giữa chế độ ăn uống ít đạm, tích cực vận động, tránh xa stress và sử dụng viên uống thảo dược Hoàng Tiên Đan giúp tăng cường chức năng thận, bổ thận, tăng cường khả năng đào thải acid uric của thận.

Thực tế cho thấy, chỉ cần sử dụng Hoàng Tiên Đan theo đúng liệu trình và có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh chắc chắc các chỉ số axit uric của người bệnh sẽ trở về mức bình thường, ổn định đồng thời sản phẩm còn giúp ngăn chặn những cơn đau nhức của gout cấp và mạn tính mà lại rất an toàn và không gây tác dụng như các sản phẩm khác.

Nguyên nhân và cơ chế tăng acid uric ở bệnh nhân gout

TÌM HIỂU THÊM:

- Hướng đột phá mới trong điều trị bệnh gút mạn tính

- Tìm ra hoạt chất Phytosterol có khả năng điều chỉnh axit uric ở người bệnh gút

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33