https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Sỏi thận bàng quang và những thông tin cơ bản về bệnh

Sỏi bàng quang là bệnh phổ biến thường gặp ở người trưởng thành và dễ để lại những hệ quả khôn lường nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời.

Sơ lược về bệnh sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang là một khối sỏi tích tụ từ các thành phần hóa học. Sỏi được hình thành từ thận, niệu quản hay tạo ra ở ngay bàng quang.Sỏi bàng quangcó hình tròn với kích thước khác nhau. Sỏi có thể bé như hạt ngô và cũng có to như quả trứng gà hay nắm tay.

Số lượng sỏi xuất hiện thường là một viên nhưng đôi khi có thể nhiều hơn. Vị trí của sỏi là nằm dưới đáy bàng quang và di chuyển theo tư thế của người bệnh. Sỏi thường là một viên đôi khi có nhiều hơn. 

  Sỏi có thể hình thành ở thận, niệu quản hay ngay tại bàng quang. 
Sỏi có thể hình thành ở thận, niệu quản hay ngay tại bàng quang.

Sỏi bàng quang có thành phần hóa học gồm chất photphat canxi hoặc oxalic, canxi và amoni – magiê – photphat hoặc xystin. Thông thường sỏi dưới dạng hỗn hợp nằm bên trong lớp nhân tơ tuyết – bạch cầu.

Sỏi thường nằm ở đáy bàng quang di chuyển theo tư thế bệnh nhân. Người bị sỏi bàng quang nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nên một số biến chứng từ đơn giản đến phức tạp tùy theo số lượng, kích thước của sỏi và một số yếu tố khác. 

Nguyên nhân gây nên sỏi bàng quang

Bàng quang có tác dụng chứa đựng nước tiểu và giúp kiểm soát nước tiểu thoát ra bên ngoài theo ý muốn của con người. Nước tiểu là chất thải do thận lọc và bài tiết qua dẫn xuống niệu quản và được lưu giữ ở bàng quang và được bài xuất ra ngoài qua niệu đạo dưới sự kiểm soát của con người. 

Bàng quang xuất hiện sỏi là do nước tiểu ứ đọng tại bàng quang lâu ngày tạo thành sỏi hoặc do sỏi hình thành từ thận và hệ tiết niệu trên và di chuyển xuống dưới bàng quang.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác gây ra sỏi bàng quang là do các dị vật như đầu ống thông tiểu ở người bị bí đái, chít hẹp cổ bàng quang hoặc sau phẫu thuật. 

Dấu hiệu điển hình của sỏi bàng quang

Người mắcsỏi bàng quang sẽ có những triệu chứng điển hình như:

+ Tiểu ra máu, nước tiểu đục do bàng quang bị nhiễm khuẩn.

+ Số lần đi tiểu nhiều đặc biệt là ban ngày khi vận động nhiều.

+ Dấu hiệu đau bụng dưới, hạ vị đau buốt.

+ Khi xuất hiện nhiễm khuẩn thì cơ thể sẽ bị sốt nhẹ.

   Sỏi gây ra những cơn đau tại vùng bụng dưới. 
Sỏi gây ra những cơn đau tại vùng bụng dưới.

Các triệu chứng lâm sàng củasỏi bàng quang gần giống với triệu chứng của các bệnh như u bàng quang, u xơ tuyến tiền liệt, lao bàng quang, ung thư bàng quang (đái máu). Vì vậy, để tránh nhầm lẫn và có kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất thì khi có các dấu hiệu bất thường như trên tốt nhất bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.

Cách điều trị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu có thể không nguy hiểm nhưng lại mang đến nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày của bệnh nhân. Thêm vào đó, nếu không có phương pháp điều trị kịp thời thì sẽ xảy ra rất nhiều những biến chứng nguy hiểm như sỏi di chuyển xuống niệu đạo gây tắc và phải nhập viện mổ cấp cứu.

Vì vậy, khi phát hiện mắc sỏi bàng quang, người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định điều trị tùy theo từng giai đoạn bệnh như:

+ Sỏi bàng quang có kích thước nhỏ: Trường hợp này bác sĩ sẽ cho người bệnh điều trị bằng kháng sinh nhằm chống viêm, giảm đau và giúp cơ trơn giãn ra để bệnh nhân có thể đái ra sỏi. 

  Điều trị bằng phương pháp tán sỏi bàng quang.
Điều trị bằng phương pháp tán sỏi bàng quang.

+ Trường hợp kích thước sỏi lớn: Kích thước sỏi lớn sẽ khiến sỏi không thể đi ra ngoài qua đường tiểu được. Trường hợp này sẽ được điều trị nội soi bằng cách sử dụng máy tán sỏi cơ học, máy tán sỏi bằng sóng siêu âm, laser hay máy tán sởi dụng song xung thủy điện lực. Sỏi được tán nhỏ có thể đi ra ngoài qua đường tiểu.

+ Với trường hợp sỏi to: Sỏi có kích thước lớn không thể sử dụng phương pháp tán sỏi hoặc người bệnh có kèm theo các triệu chứng như hẹp niệu đạo, u xơ tiền liệt tuyến, xơ cứng cổ bàng quang hay túi thừa bàng quang thì can thiệp phẫu thuật chính là phương pháp tối ưu nhất cần được áp dụng. Sử dụng phương pháp phẫu thuật để gắp sỏi tuy đơn giản và nhanh chóng nhưng thời gian hậu phẫu sẽ lâu hơn việc tán sỏi nội soi.

Bài viết liên quan

Điểm danh các nguyên nhân gây sỏi thận phổ biến nhất

Người bị sỏi thận đau ở đâu?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status