https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Thuốc lợi tiểu có rất nhiều tác dụng khác nhau, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nếu sử dụng không đúng mục đích hoặc liều lượng sẽ dẫn đến nhiều nguy hại cho sức khỏe.
Công dụng chính của thuốc lợi tiểu là đào thải bớt lượng nước thừa tích tụ trong cơ thể con người, giúp việc đi tiểu được thường xuyên và dễ dàng hơn. Những đối tượng sau đây nên sử dụng loại thuốc này để bảo vệ sức khỏe:
+ Người bị cao huyết áp: Tác dụng của thuốc là làm giảm lượng nước trong cơ thể, chính vì thế nó cũng có thể gián tiếp giúp hạ huyết áp hiệu quả. Trong điều trị, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng riêng hoặc kết hợp với những loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc lợi tiểu có nhiều tác dụng đến việc điều trị bệnh của bệnh nhân.
+ Bị phù: Với những người bị các bệnh về phổi, gan hoặc thận, thuốc giúp tăng cường đào , thải lượng nước bị ứ đọng trong cơ thể, từ đó những hiện tượng sưng phù sẽ giảm đi đáng kể.
+ Bệnh suy tim: Nếu sử dụng thuốc lợi tiểu hợp lý, lượng máu lưu hành trong cơ thể của người bệnh sẽ giảm, giúp cho tim bị suy yếu trở lại hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, loại thuốc này còn hỗ trợ giảm sưng phù và tích tụ dịch trong phổi hiệu quả, đây là những biểu hiện bệnh bị ảnh hưởng bởi suy tim. Từ đó giúp cho cơ thể người bệnh được khỏe mạnh hơn.
Bất cứ loại thuốc nào khi sử dụng lâu dài hoặc không đúng chỉ định của bác sĩ đều sẽ để lại những tác dụng phụ không mong muốn, và thuốc lợi tiểu cũng vậy. Sử dụng thuốc lâu dài, người bệnh sẽ có thể mắc phải một vài tác dụng phụ cơ bản như: Tăng đường huyết, tăng mỡ máu, tăng axit uric, mất cân bằng nước, đi tiểu đêm, mất cân bằng điện giải…
Tăng đường huyết là một trong những tác dụng phụ khi dùng thuốc lợi tiểu.
Thuốc lợi tiểu được sử dụng để giúp quá trình đào thải muối và nước ở thận được hiệu quả hơn, song nếu không sử dụng đúng cách có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thận, trong trường hợp nguy hiểm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Do đó, người bệnh không nên tự ý sử dụng loại thuốc này mà cần đi khám và được bác sĩ.
Thuốc lợi tiểu được chia thành 3 nhóm chính, tùy vào bệnh lý mà bạn đang điều trị mà sử dụng thuốc cho chính xác và phù hợp nhất:
+ Nhóm thuốc lợi tiểu thiazid: Gồm có các thuốc như chlorothiazid, hydrochlorothiazid... Nhóm thuốc này được sử dụng cho những bệnh nhân đang điều trị bệnh tăng huyết áp bởi chúng có hiệu quả hạ huyết áp tốt hơn các nhóm thuốc khác.
+ Nhóm thuốc lợi tiểu tác động quai Henlé: Gồm có acid ethacrynic, flurosemid, bumetamid... Với nhóm thuốc này, đối tượng sử dụng chính là những bệnh nhân bị suy tim và phù nặng. Lý do là bởi chúng có tác dụng lợi tiểu và làm mất natri mạnh hơn những nhóm khác.
+ Nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali: Gồm có spironolacton, amilorid, triamteren... Có khả năng giữ kali trong cơ thể tốt nhưng lại không có tác dụng lợi tiểu nhiều lắm, chính vì thế, nhóm thuốc này thường được sử dụng kết hợp với 2 nhóm thuốc lợi tiểu trên để tăng hiệu quả điều trị.
Thuốc lợi tiểu bao gồm 3 nhóm chính.
Trong khi điều trị bằng thuốc lợi tiểu, người bệnh cũng cần phải ghi nhớ một số lưu ý sau:
+ Tuyệt đối tuân thủ đúng liệu trình và thời gian dùng thuốc do bác sĩ đề ra, không tự ý bỏ thuốc hay ngưng dùng thuốc, thay thế loại thuốc khác khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ. Trong quá trình điều trị, nếu có tác dụng phụ không mong muốn nào phải báo lại ngay với bác sĩ, đồng thời kiểm tra chức năng thận và đo huyết áp thường xuyên để đảm bảo việc điều trị có hiệu quả.
+ Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh nên có chế độ ăn thanh đạm, bổ sung nhiều hoa quả và các loại rau xanh tốt cho sức khỏe. Nếu có dấu hiệu gì khác trong người cần phải đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
Sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh phải trải qua một thời gian dài và kiên trì thì mới có hiệu quả. Kết hợp với đó là chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.
Bài viết liên quan
> Bệnh gút uống thuốc gì? Những loại thuốc Tây hiệu quả nhất
> Các loại thuốc gây suy giảm chức năng thận
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn