Suy thận mạn là bệnh lý nguy hiểm khiến thận mất đi hoàn toàn chức năng lọc và đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn, sau đây sẽ là những thông tin chi tiết về bệnh suy thận mạn.

Khái niệm về suy thận mạn

Suy thận mạn là giai đoạn cuối của các bệnh thận. Bệnh gây suy giảm dần dần các chức năng tương ứng với số lượng nephoron của thận bị tổn thương và làm mất chức năng không thể hồi phục được. Người mắc suy thận mạn sẽ dẫn đến tăng huyết áp, rối loạn điện giải và thiếu máu mạn tính.

Suy thận mạn tính. 
Suy thận mạn tính.

Bệnh sẽ tiến triển nặng lên theo từng đợt và mức độ cuối cùng đó là suy thận mạn giai đoạn cuối. Ở giai đoạn cuối, hai thận sẽ mất hoàn toàn các chức năng và để duy trì sự sống thì bắt buộc phải được điều trị thay thế thận như lọc thận, chạy thận hoặc là ghép thận.

Với mức độ nguy hiểm như vậy nên người bệnh bị suy thận mạn tính cần được phát hiện và điều trị kịp thời nhằm kéo dài triệu chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.

Nguyên nhân gây nên suy thận mạn

Suy thận mạn thường do hai nguyên nhân chính gây nên như người bị tăng huyết áp và người bị đái tháo đường. Ở người bị đái tháo đường lượng đường huyết trong cơ thể khiến thận không thể phân giải kịp thời, lâu dần sẽ gây tổn thương thận và dẫn đến suy thận.

Tiểu đường và huyết áp tăng là hai nguyên nhân chính gây suy thận mạn. 
Tiểu đường và huyết áp tăng là hai nguyên nhân chính gây suy thận mạn.

Ở người bị tăng huyết áp sẽ gây chèn ép và làm tổn thương đến các mạch máu ở thận. Tổn thương này khiến quá trình hoạt động ở thận bị hạn chế và dẫn đến suy thận.

Bên cạnh đó, các bệnh lý ở cầu thận như viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, hội chứng thận hư….. cũng là những nguyên nhân gây nên tình trạng suy thận mạn.

Ngoài ra, suy thận mạn còn do một số nguyên nhân khác gây nên như: các bệnh thận bẩm sinh và di truyền, người mắc các bệnh tự miễn, cơ thể bị nhiễm độc thời gian dài….

Các triệu chứng của suy thận mạn

Người mắc suy thận mạn thường không có triệu chứng rõ ràng. Vì vậy người bệnh khó có thể phát hiện sớm để can thiệp điều trị.

Khi Có những tổn thương toàn thân nặng nề thì sẽ xuất hiện những triệu chứng thường gặp như:

+ Thiếu máu: Người mắc suy thận mạn sẽ bị thiếu máu dẫn đến da xanh, niêm mạc nhợt và thường xuyên hoa mắt chóng mặt. Mức độ thiếu máu sẽ tỷ lệ thuận với độ nặng của bệnh. Trường hợp suy thận càng nặng cơ thể sẽ càng bị thiếu máu trầm trọng khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi và các hoạt động thường ngày cũng suy giảm.

  Các triệu chứng điển hình của suy thận mạn tính.
Các triệu chứng điển hình của suy thận mạn tính.

+ Huyết áp tăng: Đây là triệu chứng điển hình khi mắc suy thận mạn. Việc tăng huyết áp trong thời gian dài và không kiểm soát được sẽ có nguy cơ gây suy tim, xơ vữa động mạch, rối loạn nhịp tim…. 

+ Triệu chứng ở hệ tiêu hóa: Cảm giác chán ăn, buồn nôn. Ở giai đoạn sau còn có biểu hiện ỉa chảy, loét miệng, loét đường tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa.

+ Triệu chứng về tim mạch: Người suy thận sẽ có ure máu cao và dẫn đến viêm màng ngoài tim.

+ Triệu chứng ở cơ và thần kinh: Người bị suy thận mạn sẽ có triệu chứng chuột rút, bỏng rát ở chân, cảm giác dị cảm, kiến bò.

+ Triệu chứng tại xương khớp: Trong giai đoạn cuối của bệnh thì người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng đau xương do viêm xương và loãng xương.

+ Hôn mê: Giai đoạn cuối của suy thận bệnh nhân có thể bị hôn mê do ure máu cao. 

Phương pháp điều trị suy thận mạn

Phương pháp điều trị suy thận mạn chủ yếu là điều trị triệu chứng nhằm ngăn ngừa tiến triển của bệnh và phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Người bệnh cần thực hiện chế độ ăn kiêng dành cho người suy thận mạn. sử dụng các loại thuốc uống theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát về đường huyết và huyết áp.

Trong trường hợp thiếu máu người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định truyền máu. Đồng thời sử dụng thêm thuốc lợi tiểu để ngăn ngừa việc tích tụ nhiều chất lỏng.

Trường hợp suy thận mạn ở giai đoạn cuối thì phương pháp điều trị tối ưu để duy trì sự sống lúc này đó là lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

Suy thận mạn tính là loại bệnh nguy hiểm. Vì vậy khi thấy cơ thể có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và áp dụng phương pháp điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan

Những đối tượng có nguy cơ cao bị suy thận và gút mạn tính

Suy thận mạn có chữa được không? Phương pháp điều trị suy thận mạn

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status