Suy thận mạn là loại bệnh làm suy giảm chức năng của thận. Vậy suy thận mạn có chữa khỏi được không và phương pháp điều trị nào được áp dụng cho người bị suy thận mạn. Hãy cùng với chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé.

“Suy thận mạn có chữa khỏi được không?” là thắc mắc chung của rất nhiều người. Câu trả lời đó là không có biện pháp nào có thể chữa khỏi suy thận mạn tính hoàn toàn. Tuy nhiên việc phát hiện và áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời hoàn toàn có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Đồng thời, hạn chế tối đa các triệu chứng, ngăn ngừa các biến chứng xảy ra và giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Các phương pháp điều trị suy thận mạn tính được áp dụng phổ biến hiện nay như:

Điều trị nguyên nhân

Để điều trị suy thận mạn thì điều trị nguyên nhân chính là yếu tố then chốt giúp làm chậm các tổn thương mà bệnh gây ra. Người bệnh cần kiểm soát tốt lượng đường trong máu, huyết áp bằng các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời thực hiện chế độ ăn uống và luyện tập khoa học theo đúng chế độ của người suy thận mạn. 

Điều trị nguyên nhân là yếu tố then chốt trong điều trị suy thận mạn 
Điều trị nguyên nhân là yếu tố then chốt trong điều trị suy thận mạn

+ Điều trị huyết áp: tăng huyết áp không chỉ là nguyên nhân mà đây còn là hậu quả do bệnh gây ra. Theo nghiên cứu, huyết áp tăng sẽ khiến lượng dịch trong máu tăng lên gây chèn ép mạch máu ở thận và làm suy giảm chức năng lọc cũng như đào thải chất độc ra ngoài cơ thể. Vì vậy, cần điều trị tăng huyết áp vừa là để tránh phá hủy tế bào thận vừa ngăn ngừa các bệnh lý tim mạch khác.

Để điều trị, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc hạ huyết áp thuộc nhóm ức chế men chuyển nhằm tăng cường chức năng cho thận và làm hạ áp.

+ Kiểm soát Cholesterol: Suy thận mạn thường dẫn đến các bệnh lý về tim mạch. Chính vì vậy, Statin là loại thuốc sẽ được chỉ định sử dụng để làm giảm nguy cơ này. Statin sẽ làm giảm cholesterol xấu và khiến chúng không thể bám vào thành các mạch máu của người bệnh.

Điều trị triệu chứng

Việc điều trị khỏi suy thận mạn là điều không thể. Tuy nhiên việc áp dụng các phương pháp điều trị sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề mà bệnh gây nên như:

+ Ứ dịch:Suy thận mạn khiến chức năng của thận bị suy giảm khiến dịch bị tích tụ trong cơ thể gây nên tình trạng phù và huyết áp tăng. Trường hợp này cần sử dụng thuốc lợi tiểu để đào thải bớt nước ra ngoài cơ thể.

  Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để ngăn ngừa ứ dịch
Sử dụng các loại thuốc lợi tiểu để ngăn ngừa ứ dịch

+ Thiếu máu:Thận suy sẽ dẫn đến số lượng tế bào hồng cầu trong cơ thể ít hơn bình thường. Điều này sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu gây cảm giác mệt mỏi. Mức độ thiếu máu tỉ lệ thuận với tình trạng bệnh. Lúc này người bệnh sẽ được chỉ định tiêm một chất có hoạt động kích thích sinh EPO. Đồng thời người bệnh sẽ uống thêm sắt hoặc tiêm thêm sắt.

+ Yếu xương: Suy thận mạn khiến quá trình cung cấp Vitamin D, photpho, canxi sẽ bị ảnh hưởng dẫn đến các vấn đề về xương. Vì vậy người bị suy thận mạn sẽ được bổ sung canxi và vitamin D để giúp xương chắc khỏe.

+ Dư thừa acid:Thận suy không thể đảm nhận được việc loại bỏ hoàn toàn acid khỏi cơ thể, khiến acid trong cơ thể tăng dẫn đến các vấn đề như loạn nhịp tim, hôn mê, co giật. Việc điều trị với thuốc kháng acid sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối

Suy thận giai đoạn cuối thì phương pháp điều trị tốt nhất giúp duy trì sự sống cho người bệnh đó là lọc máu, chạy thận hoặc ghép thận.

  Lọc máu, chạy thận là cách tốt nhất khi suy thận mạn giai đoạn cuối 
Lọc máu, chạy thận là cách tốt nhất khi suy thận mạn giai đoạn cuối 

+ Lọc máu, chạy thận: Lọc máu, chạy thận là việc sử dụng máy móc hoạt động thay chức năng của thận, giúp đào thải độc tố bên trong cơ thể ra ngoài.

+ Ghép thận: Phương pháp này sẽ sử dụng thận của người khỏe để thay thế thận đã bị tổn thương của người bệnh. Thận được ghép thành công sẽ hoạt động như bình thường và người bệnh sẽ có cơ hội sống thêm khoảng vài chục năm.

Như vậy, suy thận mạn tính không thể chữa khỏi. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên quá bi quan. Hãy thăm khám đúng định kỳ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị để kéo dài tuổi thọ và giảm tối đa các tác động xấu mà bệnh gây ra nhé.

Bài viết liên quan

Những thông tin cơ bản về bệnh suy thận mạn tính

Nguyên nhân, biến chứng thường gặp và cách điều trị suy thận giai đoạn cuối

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status