https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Lo sợ gút “gõ cửa” trong dịp Tết, xuân về nên nhiều người bệnh rục rịch lên kế hoạch để kiểm soát chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng nằm lòng được những thực phẩm nào có thể ăn và không nên đụng đũa.
Nhiều số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân mắc gút nhập viện và thăm khám vì bệnh gút bùng phát vào dịp Tết cao gấp 2-3 lần so với ngày thường. Bên cạnh chỉ số acid uric tăng cao đột biến, kết quả xét nghiệm ở những bệnh nhân gút trong ngày Tết luôn có một mẫu chung là máu nhiễm mỡ tăng, men gan tăng và chức năng thận giảm…
Bệnh gút có chiều hướng gia tăng trong ngày Tết
Sở dĩ bệnh gút có cơ hội lấn lướt vào dịp Tết vì các bữa ăn, đồ uống đón năm mới quá đa dạng và phong phú về cả chất và lượng. Đây được xem là một thách thức rất lớn với người bệnh gút. Không ít người than phiền rằng, dù họ đã cố gắng tránh xa sự cám dỗ của bia rượu, thực phẩm giàu đạm nhưng “nhân tính không bằng trời tính”, họ vẫn phải đụng đũa, nhấp môi vì sợ mất lòng người thân, bạn bè.
Cũng chỉ vì sự cả nể mà không ít người đón năm mới trong bệnh viện hay nằm bẹp ở nhà do cơn đau gút cấp tấn công. Bao kế hoạch ấp ủ cũng tiêu tan chỉ vì bệnh gút.
Theo các chuyên gia, bệnh gút có mối liên quan chặt chẽ với chế độ ăn, do đó, trong ngày Tết, người bệnh cần hết sức tỉnh táo trước sự “mời gọi” của những thực phẩm sau đây:
- Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt ngựa, thịt trâu, thịt dê): Chứa lượng đạm cao nên khi người bệnh gút ăn nhiều sẽ dẫn đến dư thừa protein, sản sinh và gia tăng acid uric, gây ra các cơn đau gút.
Bữa ăn giàu đạm là kẻ thù của người bệnh gút
- Hải sản (cua, ghẹ, sò, tôm, ngao, cá trích, cá ngừ): Vừa giàu đạm lại nhiều chất béo khiến bệnh gút càng đau đớn và trầm trọng hơn.
- Phủ tạng động vật (tim, gan, thận, lá lách, lòng, phổi): Có lượng cholesterol và purin khá cao nên có thể gây ra các cơn đau gút cấp bất cứ lúc nào.
- Gà tây, thịt ngỗng, trứng vịt lộn: Là top thực phẩm có hàm lượng purin cao, do đó bệnh nhân gút nên tránh ăn các loại thịt này.
- Nem chua: Là đồ nhắm rất hấp dẫn trong dịp Tết nhưng vị chua trong nem được sinh ra từ thính gạo và thịt lợn có thể khiến acid uric sản sinh nhanh hơn.
- Thịt chó: Chứa nhiều đạm nên chỉ cần ăn vài miếng thịt chó có thể khiến người bệnh gút sống dở, chết dở.
- Một số loại rau (măng tây, măng tre, nấm, giá đỗ, các loại đậu đỗ, dọc mùng, cải bó xôi, bông cải) cũng chứa nhiều nhân purin nên khôn
- Thực phẩm giàu chất béo (mỡ, da động vật, đồ chiên rán) và chế biến với chất béo (mì tôm, thức ăn nhanh): Người bệnh gút cũng cần g an toàn cho người mắc gút hạn chế nhằm giảm tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể và chế ngự cơn đau gút thành công.
- Rượu, bia, đồ uống có ga: Người bệnh gút cần cự tuyệt các thức uống này vì nó vừa trực tiếp, vừa gián tiếp gây tăng sản xuất acid uric và giảm đào thải urat qua thận.
Đừng vì một phút quá chén mà bị gút tấn công
- Nước ngọt, nước tăng lực: Làm tăng nguy cơ kết tủa urat ở ống thận, tăng nguy cơ mắc gút và sỏi thận nên không tốt cho người bệnh gút.
- Socola trắng (sữa), bánh kẹo: Người bệnh gút cũng nên hạn chế để tránh thừa cân hoặc đường tăng cao gây tiểu đường, làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh gút.
- Bánh chưng, dưa hành, thịt đông: Nếu bánh chưng làm tăng sưng viêm thì thịt đông có chứa nhiều chất béo và dưa hành lại có hàm lượng muối cao. Ba thực phẩm này không tốt cho người bị gút, người bị suy thận có kèm tăng huyết áp cao hoặc bị phù.
Nhìn danh sách những đồ ăn, thức uống phải kiêng kem trong dịp Tết dài dằng dặc khiến nhiều người bệnh gút nản lòng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, người bệnh gút vẫn có thể ăn các chất đạm trong phạm vi cho phép với khoảng 1800 kcal/ ngày, trong đó có khoảng 100-150 g thịt/ ngày và 400 g rau xanh, hoa quả…
Các thực phẩm người bệnh gút nên tăng cường sử dụng trong dịp Tết bao gồm:
- Ưu tiên rau xanh, hoa quả: Rau cải bẹ xanh, rau cần, rau muống, rau ngót, lá lốt, rau cải xoong, cà rốt, gấc, cà chua, bí đỏ và các loại quả dưa hấu, nho, táo, lê, đu đủ chín… vừa ít nhân purin, vừa giàu vitamin C, E, rất tốt cho người bệnh gút.
Tăng cường rau xanh giúp cơ thể khỏe mạnh
- Tích cực ăn thực phẩm ít purin: Ngũ cốc, bơ, các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên người bệnh gút nên thường xuyên sử dụng.
- Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ như dưa leo, củ sắn, cà chua… giúp làm chậm quá trình hấp thu đạm, làm giảm sự hình thành acid uric.
- Uống 2-3 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải acid uric ra ngoài bằng đường nước tiểu và hạn chế kết tinh urat tại ống thận.
Ngoài ăn uống hợp lý, người bệnh gút nên bỏ túi thêm một số bí quyết dưới đây để đón một năm mới dồi dào sức khỏe:
- Duy trì thói quen tập thể dục, tránh làm việc nặng, quá sức. Nếu lỡ ăn nhiều món ăn giàu đạm, người bệnh nên tăng cường vận động để tiêu hao lượng calo dư thừa bằng cách đi bộ, đạp xe đạp hoặc khởi động tại chỗ…
- Giữ ấm cơ thể để tránh cảm lạnh và đau nhức xương khớp.
- Luôn vui vẻ, lạc quan, yêu đời và nói không với căng thẳng, mệt mỏi, thức khuya.
- Trước khi đi ngủ nên ngâm chân với nước nóng, thoa dầu vào gan bàn chân và đeo tất.
Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút
- Đừng quên sử dụng Hoàng Tiên Đan: Với thành phần chính là hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm Trơng ở Tây Nguyên, Hoàng Tiên Đan giúp bổ thận, tăng cường chức năng đào thải acid uric của thận đồng thời giúp kiểm soát và đưa chỉ số acid uric về ngưỡng bình thường, từ đó, giúp phòng ngừa và trị bệnh gút từ căn nguyên của thận. Đặc biệt, Hoàng Tiên Đan còn có tác dụng giảm đau, chống sưng viêm một cách tự nhiên nên giúp người bệnh thoát khỏi cơn đau gút nhanh chóng.
Hoàng Tiên Đan cũng rất an toàn, tiện dụng nên người bệnh gút có thể sử dụng dài ngày hoặc mang theo đến bất cứ nơi đâu trong dịp lễ Tết. Chỉ cần uống Hoàng Tiên Đan đều đặn mỗi ngày, người bệnh gút có thể thoải mái tận hưởng một cái Tết trọn vẹn mà không cần lo lắng đến sự xuất hiện của các cơn đau gút sau những bữa ăn giàu đạm.
XEM THÊM: Những biến chứng nguy hiểm của bệnh gút