Trứng được xem là thực phẩm rất quen thuộc trong bữa ăn của gia đình Việt. Trứng rất giàu dinh dưỡng và rất tốt cho sức khoẻ, được khuyến khích bổ sung trong khẩu phần ăn. Nhưng liệu với người bị sỏi thận có nên ăn trứng hay không? Một số chia sẻ ngay sau đây sẽ giúp bạn có câu trả lời, từ đó chủ động điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý nhất, tránh được những rủi ro không đáng có do sỏi thận gây ra.

Sỏi thận là gì? Triệu chứng ra sao?

Theo các chuyên gia y tế sỏi thận chính là hiện tượng lắng đọng các chất khoáng trong nước tiểu ở thận. Nói cách khác một số chất có trong nước tiểu khi không được đào thải hết ra ngoài, chúng sẽ kết tinh thành các tinh thể ở thận và tạo thành sỏi thận.

Viên sỏi thận này có kích thước nhỏ hoặc to tùy thuộc vào tình trạng mức độ bệnh của mỗi người. Sỏi thận có nhiều dạng khác nhau như sỏi canxi oxalat, sỏi canxi phosphate, sỏi struvite (Magnesium ammonium phosphate), sỏi acid uric và sỏi cystin. Người bị sỏi thận thường có một số triệu chứng cơ bản như sau:

  Sỏi thận kéo dài có thể gây viêm thận và suy thận.
Sỏi thận kéo dài có thể gây viêm thận và suy thận.

- Thường xuyên đi tiểu ra máu và ra sỏi, có thể nhìn thấy bằng mắt thường viên sỏi nhỏ trong nước tiểu, nước tiểu đục, có mùi lạ, có cảm giác buốt và nóng rát khi tiểu.

- Bị tiểu đêm nhiều lần: khi sỏi thận bị rơi xuống niệu quản sẽ gây tắc nghẽn dòng nước tiểu, gây ra hiện tượng đi tiểu đêm 2 – 3 lần hoặc nhiều hơn.

-  Hay bị đau bụng dưới hoặc đau bên hông. Các cơn đau này có lúc âm ỉ nhưng cũng có khi đau dữ dội, quằn quại, cực kỳ khó chịu.

- Người bệnh bị đau lưng: chứng đau lưng do sỏi thận gây ra chủ yếu là do thận bị tổn thương khi làm việc cật lực để đẩy hết sỏi ra ngoài. Đau lưng bởi sỏi thận sẽ đau liên tục, đau dữ dội không dứt, chỉ có uống thuốc giảm đau mới đỡ.

- Ngoài ra người bị sỏi thận còn cảm thấy mệt mỏi, suy giảm ham muốn tình dục, miệng khô và xuất hiện các vết loét trong khoang miệng.

Bệnh sỏi thận nếu không được điều trị kịp thời, không được chăm sóc ăn uống đúng cách có thể khiến sỏi phát triển to hơn. Một khi sỏi thận to dần sẽ làm tắc nghẽn đường nước tiểu, gây nhiễm trùng đường tiểu, xơ hóa đường tiểu, làm suy giảm chức năng thận, gây viêm cầu thận, ứ mủ bể thận và thậm chí là đe doạ đến tính mạng.

Bị sỏi thận có nên ăn trứng không?

Trứng được xem là nguồn thực phẩm cực kỳ bổ dưỡng và lành tính, dễ chế biến và rất ngon miệng. Theo nghiên cứu khoa học thành phần của trứng có chứa rất nhiều các yếu tố vi lượng thiết yếu như canxi, kali, magie, nhất là nguyên tố sắt rất tốt cho cơ thể. 

Bên cạnh đó thì trứng (nhất là trứng gà) còn cung cấp cho cơ thể một lượng protein cùng các omega-3 tương đối lớn. Đồng thời trứng cũng có nhiều các vitamin quan trọng như vitamin A, D, B6, B12 cùng acid folic,… rất cần thiết đối với con người.

  Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn trứng.
Người bị sỏi thận nên hạn chế ăn trứng.

Tuy nhiên bị sỏi thận có nên ăn trứng không còn tuỳ vào từng loại sỏi thận khác nhau. Sỏi có nhiều dạng, nếu như bạn đang bị sỏi acid uric nên tránh hoặc hạn chế ăn trứng đến mức tối đa nhất. Bởi nếu bị sỏi dạng này mà cố tình ăn nhiều trứng lại vô tình gây hại, khiến cho bệnh sỏi nặng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mới. 

Sở dĩ người bị sỏi thận nên hạn chế ăn trứng là bởi trong trứng có hàm lượng protein rất cao. Khi tiêu thụ protein này vào cơ thể chúng sẽ làm giảm chất citrate (mà citrate lại chính là chất có trong nước tiểu để giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành). Nói như vậy để thấy rằng chính protein trong trứng vô tình sẽ khiến cho sỏi có cơ hội phát triển lớn dần hoặc hình thành thêm các viên sỏi mới. 

Thêm một lý do nữa mà người mắc bệnh sỏi thận nên kiêng ăn trứng là bởi vì lượng protein có trong trứng sẽ kích thích tăng cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng lượng acid uric trong cơ thể và làm tăng nguy cơ hình thành các viên sỏi mới. Theo nghiên cứu chỉ cần một quả trứng gà lớn đã có thể chứa đến 186mg cholesterol nên người bệnh cần hết sức lưu ý khi có ý định ăn trứng.

  Protein có trong trứng có thể kích thích sỏi phát triển lớn hơn.
Protein có trong trứng có thể kích thích sỏi phát triển lớn hơn.

Nói tóm lại để tránh bệnh sỏi thận tiến triển nặng hơn bệnh nhân nên hạn chế hoặc tốt nhất tránh ăn trứng trong giai đoạn đang điều trị bệnh. Điển hình là trứng vịt lộn có hàm lượng đạm cao sẽ kích thích tăng trưởng sỏi rất nhanh, vì thế không nên ăn.

Ngoài trứng người bị bệnh sỏi thận cũng nên kiêng ăn đạm động vật, các thực phẩm chứa oxalate, muối và đồ ăn mặn, đường ngọt… Đồng thời cũng cần phải kiêng rượu, bia, cà phê, trà đặc, thuốc lá… tránh khiến cho bệnh nặng hơn. 

Thay vào đó, người bệnh hãy ăn nhiều rau xanh chất xơ, hoa quả tươi, thực phẩm giàu canxi, uống nhiều nước… để tăng cường khả năng đào thải sỏi ra khỏi thận.

Bài viết liên quan

Người mắc sỏi thận kiêng gì cho nhanh khỏi?

Mối quan hệ giữa sỏi thận và bệnh gout như thế nào?

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status