https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout có ăn được rau muống không?

Bệnh gout có được ăn rau muống không là thắc mắc của rất nhiều người, bởi ai cũng biết nguyên nhân chính khiến bệnh bùng phát là do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh. Vì vậy, để đem lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị gout, người bệnh cần biết thực phẩm nào nên và không nên ăn.

Nguyên nhân gây nên bệnh gout

Bệnh gout xảy ra do rất nhiều các yếu tố nguy cơ tác động đến cơ thể. Theo nghiên cứu, nếu cơ thể có nhiều yếu tố nguy cơ thì việc bệnh gout phát triển càng dễ xảy ra. Những yếu tố nguy cơ đó có thể kể đến như:

+ Về tuổi tác:Thường bệnh gout sẽ xảy ra ở những người lớn tuổi, tỷ lệ người lớn mắc bệnh nhiều hơn trẻ em.

+ Người hay uống rượu: Việc dung nạp vào cơ thể quá nhiều rượu bia sẽ làm tăng acid uric máu. Đồng thời gây cản trở quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể dẫn đến việc tích tụ lâu ngày và gây nên bệnh gout.

+ Sử dụng thực phẩm chứa nhiều purin:Các loại thực phẩm giàu purin như thịt bò, thịt trâu, nội tạng động vật….sẽ làm tăng acid uric máu và gây nên bệnh gout.

Chế độ ăn chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout

Chế độ ăn chính là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh gout

+ Giới tính: Thông thường, bệnh gout thường xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên từ 40 - 50 tuổi. Nữ giới thường ít mắc bệnh này hơn nam giới.

Người bị bệnh gout có nên ăn rau muống không?

Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta cần tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của rau muống. 

Rau muống là loại rau có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc. Đây là loại rau có giá trị dinh dưỡng rất cao, có chứa rất nhiều khoáng chất và các loại vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng người bình thường nên ăn rau muống thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên, đối với người bị bệnh gout thì lại khác. Rau muống thường chứa rất nhiều thành phần có nhân purine. Việc sử dụng rau muống sẽ làm tăng acid uric trong máu khiến cho bệnh gout ngày càng phát triển.

Hàm lượng đạm trong rau muống rất cao không tốt cho người bệnh

Hàm lượng đạm trong rau muống rất cao không tốt cho người bệnh

Không chỉ có vậy, rau muống còn kích thích quá trình hình thành những sẹo lồi. Những người mắc gout, đặc biệt là khi xuất hiện các hạt tophi ở các khớp xương tuyệt đối không nên ăn rau muống. Nó sẽ làm tình trạng biến dạng khớp xương ngày càng trở nên nặng hơn.

Người bệnh gout cấp sẽ có các dấu hiệu sưng viêm khi sử dụng rau muống sẽ khiến các triệu chứng này trở nên phức tạp hơn. Các chất trong rau muống sẽ kích hoạt phản ứng viêm và dẫn đến bùng phát gout cấp tính.

Ngoài ra, hàm lượng oxalat trong rau muống cao khi dung nạp vào cơ thể sẽ dẫn đến kết tủa ở thận và gây nên sỏi thận, sỏi niệu đạo. Với người bị bệnh gout cũng khiến việc kết tủa tinh thể urat nhanh hơn và gây sỏi thận. Chính vì thế, người bệnh gout nếu sử dụng rau muống sẽ có nguy cơ mắc sỏi thận cao hơn.

Vậy, người bệnh gout có ăn được rau muống không?  Các chuyên gia y tế khuyến cáo người bệnh nên hạn chế tối đa rau muống trong các bữa ăn hàng ngày, chỉ nên sử dụng lượng nhỏ với 1 lần/ tuần dưới dạng luộc vì với cách chế biến này sẽ hạn chế dầu mỡ, thêm nữa khi luộc thành phần có chứa nhân purin sẽ được tiết ra nước luộc một phần.

Nếu gout đang trong giai đoạn cấp tính, có những biểu hiện sưng đau dữ dội người bệnh nên loại bỏ rau muống hoàn toàn khỏi thực đơn đến khi hết triệu chứng nhé.

Các loại rau tốt cho người bị gout

+ Dưa leo: Đây là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin tốt cho cơ thể. Đồng thời, hàm lượng kali và nước trong dưa leo cũng rất cao. Đây là các thành phần giúp thanh lọc cơ thể và hỗ trợ quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể rất tốt.

+ Súp lơ: Thành phần purin trong súp lơ rất ít. Đồng thời loại rau này còn có vị ngọt và tính mát giúp lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, rất tốt trong việc đào thải acid uric ra khỏi cơ thể.

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người bị gout

Sử dụng các loại thực phẩm tốt cho người bị gout

+ Rau cần: Rau cần là loại thực phẩm hầu như không chứa nhân purin. Bên cạnh đó, loại rau này còn giúp thanh nhiệt, lợi tiểu rất tốt. Vì vậy những người bị gout thường sử dụng loại rau này trong các bữa ăn hàng ngày.

+ Cải xanh: Loại rau này có tính kiềm cao nên có khả năng giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa. Đây là loại rau người bệnh không nên bỏ qua nếu muốn điều trị gout hiệu quả.

+ Củ cải: Loại thực phẩm này hầu như không chứa thành phần purin. Ngoài ra, nó còn có tác dụng thanh nhiệt và lợi tiểu rất tốt. Những người bệnh gout nên sử dụng củ cải để giúp phòng và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhé.

Bệnh gout có ăn được rau muống không đã được chúng tôi giải đáp cụ thể phía trên. Người bệnh hãy chăm sóc thật tốt cho sức khỏe của mình bằng cách sử dụng thực phẩm khoa học và có chế độ luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý nhé.

Bài viết liên quan

Bài thuốc điều trị bệnh gout bằng đông y hiệu quả

Hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc gout cần biết

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33