Người bị bệnh gout cần phải chú ý chặt chẽ đến chế độ ăn uống của bản thân nếu như không muốn bệnh càng trở nên nặng hơn. Bị bệnh gout có ăn được măng không? Cũng là một trong những câu hỏi được khá đông bệnh nhân quan tâm.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh gout

Bệnh gout tiến triển qua nhiều giai đoạn khác nhau, đa phần ở thời kỳ đầu các triệu chứng bệnh nhẹ nên khó phát hiện. Đến khi bệnh nặng mới phát hiện thì rất nguy hiểm. Một số dấu hiệu chung dễ nhận biết của bệnh gout cần phải kể đến như:

- Đột ngột xuất hiện các cơn đau ở khớp, có thể đau nhẹ hoặc dữ dội, cơn đau này thường xảy ra vào lúc sáng sớm. Ví dụ như khớp chân, tay, khớp gối…

- Quan sát vị trí các khớp thấy sưng, đau, cảm thấy nóng ở khớp khi đụng vào.

- Màu da ở vị trí khớp bị viêm sẽ có màu đỏ, vùng xung quanh khớp ấm lên.

- Càng về sau acid uric chuyển hoá thành nhiều tinh thể hình kim muối urat tấn công vào nhiều khớp, tạo thành các cục nổi dưới da.

  Người bị bệnh gout thường có biểu hiện sưng, đau nhức ở các khớp.
Người bị bệnh gout thường có biểu hiện sưng, đau nhức ở các khớp.

Các hạt này gọi là hạt tophi, nếu để lâu các hạt này sẽ nhiều lên, to dần, vỡ ra, làm nhiễm trùng khớp, làm biến dạng khớp và tàn phế khớp. Nghiêm trọng hơn khi hàm lượng acid uric tăng cao, tích tụ quá nhiều sẽ gây hại cho thận, gây suy thận và đột quỵ, đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Vì thế không được phép chủ quan khi bị gout.

Bệnh gout có ăn được măng không?

Có thể nói rằng măng là loại thực phẩm quen thuộc với người Việt, nhất là trong các bữa cơm ngày tết, đám cưới hay thờ cúng tổ tiên cũng không thể thiếu được canh măng. Món măng không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn rất giàu dinh dưỡng. Theo nghiên cứu thì thành phần trong măng có hàm lượng cao chất xơ cellulose, vitamin, giàu muối khoáng, protid, glucid, photpho, canxi… nên rất tốt cho sức khoẻ của con người.

Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế người mắc bệnh gout không nên ăn măng. Bao gồm tất cả các loại măng như măng tây, măng trúc, măng tre, măng tươi hoặc măng khô, các loại măng đã qua công đoạn muối chua cũng không nên ăn. 

Sở dĩ người bị gout không nên và không được phép ăn măng, nhất là măng tây là bởi: măng chính là loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng cực kỳ nhanh, hơn nữa lại chứa rất nhiều purin. Vì thế các chất này sẽ là nguyên nhân khiến cho lượng acid uric trong máu bị tăng cao hơn, khiến cho bệnh gout ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên ăn măng. 
Người mắc bệnh gout tuyệt đối không nên ăn măng.

>>Xem thêm: Hàm lượng purin của các loại thực phẩm người mắc gout cần biết

Vì là thực phẩm thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nên hầu hết các loại măng sẽ làm tăng tổng hợp acid uric trong cơ thể. Nhất là măng tây sẽ làm gia tăng acid uric trong máu nhanh. Nếu cố tình ăn vào bệnh càng nặng hơn, đau nhức khớp dữ dội hơn. Chính vì thế người đang bị gút nên kiêng ăn măng.

Như vậy với câu hỏi người mắc bệnh gout có ăn được măng không thì câu trả lời là Không. Thậm chí ngay cả người bình thường cũng nên hạn chế ăn măng. Bởi nếu ăn nhiều sẽ làm gia tăng tích tụ acid uric, từ đó làm phát sinh ra bệnh gout.

Ngoài măng thì người bị gout không nên ăn những gì?

Không chỉ kiêng ăn măng mà người bị gout cũng nên Kiêng những thực phẩm sau đây:

- Không nên ăn nội tạng động vật, ví dụ như óc, tim, gan, bầu dục, dạ dày, lòng mề… Bởi những món tuy ngon miệng nhưng lại có nhân purin cao, trên 150mg/100g thực phẩm nên sẽ càng khiến cho tình trạng bệnh nặng hơn.

- Nên kiêng ăn một số loại thịt đỏ như thịt bò, thịt nai, thịt bê, thịt chó, thịt trâu, thịt gà lôi… chúng rất giàu đạm nên càng làm tăng hàm lượng acid uric trong máu.

- Kiêng ăn một số loại cá giàu chất đạm như cá thu, cá tuyết, cá hồi, cá cơm, cá trích…

- Một số loại hải sản giàu đạm mà bạn cũng nên kiêng như tôm, cua, sò, ghẹ, ốc… Thực phẩm này vừa có tính lạnh mà lại nhiều purin làm bệnh gout nặng hơn.

Ngoài măng, người bị gout cũng nên kiêng thịt đỏ, hải sản… 
Ngoài măng, người bị gout cũng nên kiêng thịt đỏ, hải sản…

>>Tìm hiểu thêm: Bảng danh sách thực phẩm giàu chất purin

- Các loại thực phẩm giàu đường như đường, đồ uống ngọt đóng chai, hoa quả quá ngọt, đồ hoa quả sấy khô người bị bệnh gout cũng nên kiêng ăn bởi chúng rất giàu đường sẽ khó tiêu hoá và bài tiết ra ngoài.

- Kiêng sử dụng bia, rượu, cà phê và một số chất kích thích khác. Các chất này vừa gây độc hại cho cơ thể mà còn vừa khiến triệu chứng bệnh gout mạnh hơn.

Thay vào đó, người bệnh gout có thể ăn dứa, ăn cần tây, ăn hoa quả và rau xanh, uống nhiều nước… Đồng thời nhớ vận động nhẹ nhàng để tăng đào thải acid uric ra ngoài, thậm chí có thể uống một số loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh gout tốt hơn.

Bài viết liên quan

Người bị bệnh gout có nên ăn thịt bò không? Người bệnh gút nên ăn thịt gì?

Bệnh gout có nên đi bộ không? Thắc mắc của nhiều người bệnh

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status