https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Bệnh gout ăn khoai tây có tác dụng gì?

Với những người mắc gout, việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn chứa purin sẽ làm tăng acid uric và gây ra cơn đau gout. Do đó, để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, người bệnh gout cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, dùng các thực phẩm có ít hoặc không có nhân purin. Một trong số đó là khoai tây. Vậy người bệnh gout ăn khoai tây như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Gout là bệnh xương khớp hình thành do rối loạn chuyển hóa purin, làm acid uric trong cơ thể tăng quá nhanh, khiến thận không kịp đào thải. Có rất nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này như béo phì, di truyền, chế độ dinh dưỡng không khoa học.

Bệnh gout ăn khoai tây không

Bệnh gout ăn khoai tây không

Lợi ích của củ khoai tây

1. Tăng cường khả năng miễn dịch: Trong củ khoai tây có rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa nhiều loại bệnh. Một củ khoai tây chứa khoảng 45% lượng vitamin C cơ thể cần trong một ngày.

2. Chống viêm: Hàm lượng vitamin C trong khoai tây có tác dụng như một chất chống oxi hóa có tác dụng làm giảm viêm. Kali và vitamin B6 giúp chống viêm trong hệ thống tiêu hóa và miệng. Canxi và magie cũng rất hữu dụng trong việc ngăn ngừa bệnh thấp khớp.

3. Làm giảm huyết áp: Trong khoai tây có lượng kali cực lớn, góp phần giữ huyết áp ở mức ổn định. Bởi vì kali có khả năng tăng cường độ đàn hồi và giãn mạch máu, nhờ đó máu sẽ lưu thông tốt hơn, giảm được huyết áp tâm trương, tâm thu và đặc biệt là hạn chế tối đa hiện tượng đột quỵ. Ngoài ra khoai tây còn có một lượng chất xơ đáng kể. Nhân tố này đóng vai trò hỗ trợ thanh lọc cơ thế đào thải độc tố, từ đó, cơ thể có thể kiểm soát được lượng cholesterol trong máu và điều hòa huyết áp

4. Tốt cho tim mạch: Chất xơ trong củ khoai tây giúp làm giảm cholesterol trong các mạch máu, vitamin C và B6 giúp giảm thiểu lượng gốc tự do, carotenoid giúp duy trì sự hoạt động ổn định của tim mạch. Ngoài ra, vitamin B6 còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình methyl hóa, biến đổi các phân tử homocysteine có khả năng gây nguy hại thành phân tử lành tính. Quá nhiều homocysteine sẽ làm hỏng các thành mạch máu, tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

5. Ngăn ngừa ung thư: Một vài loại khoai tây chứa chất chống oxi hóa flavonoid zeaxanthin, carotene, vitamin A và hợp chất hóa học quercetin; tất cả đều có thể giúp ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển.

6. Đẩy mạnh quá trình tiêu hóa: Lượng cacbonhydrat có trong khoai tây khiến chúng rất dễ tiêu hóa và chất xơ cũng khiến dạ dày tiêu hóa tốt hơn.

7. Dưỡng da: Vitamin C, vitamin B6, kali, magie, kẽm và photpho giúp da mềm mịn.

8. Chắc khỏe xương

Trong khoai tây có rất nhiều thành phần tốt cho cấu trúc xương như magiê, canxi, phốt pho,… Chúng có tác động tới sự cân bằng vitamin D giúp xương chắc khỏe. Cùng với đó, khoai tây còn chứa lượng lớn kali có khả năng trung hòa axit phá hoại canxi của xương.

Củ khoai tây

Củ khoai tây

Bệnh gout ăn khoai tây được không ?

Như chúng ta đã biết củ khoai tây có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe. Vậy bệnh gout ăn khoai tây được không? Câu trả lời là hoàn toàn được bạn nhé vì trong củ khoai tây không có chứa nhân purin. Nó có đặc tính chống viêm nên giúp giảm sưng tấy, giảm đau do các cơn gout cấp gây ra. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C trong loại củ này có tác dụng trung hòa acid uric, giảm phản ứng viêm và hỗ trợ hiệu quả trong việc điều trị bệnh gout.

Một số lưu ý khi ăn khoai tây

Lợi ích của khoai tây đối với sức khỏe là không cần bàn cãi. Song, chỉ cần sử dùng sai cách thì có thể phản tác dụng, không những không có lợi mà còn ảnh hưởng không tốt đến cơ thể. Người bị bệnh gout ăn khoai tây cần chú ý:

1.  Khoai tây mọc mầm: Mầm khoai tây chứa chất lyco-alkaloid – chất độc khiến bạn bị ngứa, nóng rát, rồi chuyển qua đau dạ dày, nôn mửa và tiêu chảy. Những người cơ địa yếu đôi khi còn bị mất ý thức, hôn mê hoạc thậm chí là tử vong. Do đó, người bị bệnh gout khi ăn khoai tây nên loại bỏ những củ khoai tây đã bị mọc mầm lẫn phần thịt củ bị chuyển xanh.

Hãy tránh xa củ khoai tây mọc mầm

Hãy tránh xa củ khoai tây mọc mầm

2. Vỏ khoai tây: Độc tố solanine trong vỏ khoai tây nếu ăn nhiều sẽ gây ngộ độc cấp tính. Người bị bệnh gout ăn khoai tây không nên ăn vỏ.

3. Không để khoai tây vào tủ lạnh: Việc này sẽ làm chuyển đổi tinh bột thành đường, khi chế biến dễ tạo thành acrylamide – chất tăng nguy cơ ung thư.

Một số thực đơn chế biến từ khoai tây dành cho bệnh nhân gout

1. Món canh sườn khoai tây

Bệnh gout ăn khoai tây, nhất là món canh sườn khoai tây rất tốt cho sức khỏe. Khoảng 35.000 đồng và 40 phút chế biến là món canh sẽ hoàn thành nhé!

Nguyên liệu:

  • - Ức gà 300 gr
  • - Khoai tây: 300 gr
  • - Cà rốt: 1 củ
  • - Rau mùi, hạt tiêu, muối

Cách làm:

- Rửa ức gà rồi chặt thành nhiều khúc.

- Nêm gia vị vào sau đó bắt lửa hầm khoảng 15 phút.

- Trong lúc đợi gà, gọt vỏ khoai tây và cà rốt rồi cắt miếng vừa ăn

- Sau 15 phút gà đã chín, các bạn cho khoai tây vào hầm đến khi mềm.

- Múc canh ra tô, rắc hạt tiêu và dùng nóng.

2. Món gỏi khoai tây

Với hương vị chua ngọt tự nhiên món ăn sẽ góp phần kích thích sự thèm ăn cũng như cung cấp nhiều tinh bột cho cơ thể dễ chuyển hóa thành năng lượng.

Món gỏi khoai tây ngon, bổ, rẻ 

Món gỏi khoai tây ngon, bổ, rẻ

Nguyên liệu làm gỏi khoai tây

  • - 400g khoai tây
  • - Tiêu, gừng, ớt, muối, hạt nêm, dầu ăn, giấm

Cách làm gỏi khoai tây

- Khoai tây rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi ngâm trong thau nước pha với 2 muỗng giấm cho khoai không bị thâm đen và ra hết nhựa.

- Bắc chảo lên bếp cho dầu vào đun nóng sau đó cho gừng thái lát, ớt cắt nhỏ vào phi thơm rồi cho tiêu xay vào đảo chung.

- Cho khoai tây vào xào qua khoảng 1 phút sau đó nêm hạt nêm, muối và giấm cho vừa vị đảo nhanh tay cho tới khi khoai tây chín tới thì tắt bếp.

Bài viết liên quan

Bệnh gút nên ăn gì?

Cách phòng ngừa và điều trị bệnh gout đơn giản tại nhà

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status

https://www.traditionrolex.com/33