https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Tràn dịch khớp cổ chân: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tràn dịch khớp cổ chân là tình trạng các chất lỏng tích tụ quanh màng bao hoạt dịch hoạt động quá mức. Việc nắm được nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị sẽ giúp người bệnh chủ động phòng ngừa và không để lại những hậu quả đáng tiếc.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tràn dịch khớp cổ chân. Và chúng ta có thể kể đến những nguyên nhân phổ biến như:

+ Do chấn thương: Khớp cổ chân bị chấn thương do hoạt động mạnh, làm việc quá sức hay các chấn thương gây gãy xương, đứt dây chằng.

  Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân.
Có nhiều nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân.

+ Do bị viêm khớp: Các bệnh về xương khớp như gout, thoái hóa khớp, nhiễm khuẩn cổ chân… cũng là nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp cổ chân.

+ Người già lớn tuổi thường có sức đề kháng kém, cơ địa ở người thường xuyên bị xuất huyết…cũng rất dễ gây nên tràn dịch khớp cổ chân.

+ Béo phì cũng là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân.

+ Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây bệnh khác như: Sức đề kháng kém, tư thế gập người thường xuyên, khuân vác nặng…

Các dấu hiệu của tràn dịch khớp cổ chân

Các dấu hiệu đặc trưng khi bị tràn dịch khớp cổ chân như:

+ Đau nhức cổ chân, đau tăng lên khi vận động

+ Khớp cổ chân bị sưng

+ Khớp có dấu hiệu nóng và đỏ

+ Cứng khớp

+ Khả năng vận động suy giảm

  Tràn dịch khớp cổ chân gây sưng đau và thậm chí còn bị bầm tím.
Tràn dịch khớp cổ chân gây sưng đau và thậm chí còn bị bầm tím.

Ngoài những triệu chứng trên còn xuất hiện nhiều triệu chứng khác nữa tùy thuộc từng nguyên nhân gây bệnh. Trường hợp tràn dịch do nhiễm khuẩn khớp thì người bệnh sẽ có dấu hiệu mệt mỏi, khó chịu, sốt và ớn lạnh. Ngoài ra tràn dịch do chất thương thì khớp sẽ có dấu hiệu bầm tím hoặc chảy máu. 

Điều trị tràn dịch khớp cổ chân

Tùy vào nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ chân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chính vì vậy, khâu chẩn đoán bệnh trước khi điều trị là vô cùng quan trọng. 

Thông thường tràn dịch khớp cổ chân sẽ được áp dụng các phương pháp điều trị phổ biến như:

1. Điều trị nội khoa

- Nghỉ ngơi: Vị trí khớp cổ chân bị tràn dịch thường gây đau đớn, đau tăng lên khi vận động. Vì vậy cần áp dụng nghỉ ngơi hợp lý nhằm giảm áp lực lên khớp và trách kích thích vào các cơ quan bên trong.

- Chườm đá: Độ lạnh của đá sẽ gây tê liệt các dây thần kinh tại khớp cổ chân. Nhờ vậy mà cảm giác đau sẽ được giảm đi rõ rệt.

  Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau khớp cổ chân.
Nghỉ ngơi, xoa bóp nhẹ nhàng để giảm đau khớp cổ chân.

Trường hợp các phương pháp giảm đau này không đáp ứng bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị như:

+ Thuốc chống viêm không steroid (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac,…): Nhóm thuốc này ức chế COX 1 và 2 nhằm giảm hiện tượng viêm, từ đó cải thiện cơn đau, nóng rát và co cứng khớp. Tuy nhiên những bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng hoặc có tiền sử thủng dạ dày sẽ cần phải cân nhắc trước khi sử dụng nhóm thuốc này.

+ Tiêm corticosteroid: Trường hợp khớp sưng viêm nghiêm trọng thì tiêm corticosteroid là phương án được bác sĩ chỉ định thực hiện. Thuốc có khả năng chống viêm mạnh và giảm đau vô cùng hiệu quả. Song tiêm corticosteroid có nguy cơ làm suy giảm hệ miễn dịch, gây tổn thương các khớp khỏe mạnh nên cần kiểm soát chặt chẽ trong quá trình sử dụng.

+ Kháng sinh: Các loại kháng sinh có tác dụng chống nhiễm khuẩn rất tốt. Kháng sinh có thể được dùng qua đường tiêm hoặc đường uống tùy vào tình trạng của người bệnh.

+ Thuốc ức chế miễn dịch: Sử dụng thuốc ức chễ miễn dịch nhằm cải thiện tràn dịch khớp do các tình trạng tự miễn và viêm khớp dạng thấp. Thuốc sẽ tùy vào tình trạng bệnh mà được chỉ định sử dụng theo đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

2. Điều trị ngoại khoa

+ Chọc hút dịch khớp: Bác sĩ sẽ dùng kim tiêm để hút dịch nhầy dư thừa bên trong khớp ra ngoài. Phương pháp này tương đối an toàn nhưng nguy cơ tái phát tràn dịch lại rất cao.

+ Thay khớp cổ chân:Phương pháp này được thực hiện trong trường hợp bệnh nặng gây biến dạng khớp nặng nề. Bác sĩ sẽ sử dụng khớp nhân tạo để thay thế khớp bị tổn thương nhằm phục hồi chức năng vận động của người bệnh. 

Sau khi áp dụng phương pháp này thì chế độ theo dõi và chăm sóc chặt chẽ là vô cùng quan trọng nhằm tránh gây các biến chứng như trật khớp, hình thành huyết khối, nhiễm trùng,… Bên cạnh đó, để phục hồi khả năng vận động thì người bệnh cũng cần thực hiện tập vật ký trị liệu.

Bài viết liên quan

Mối nguy hại của tinh thể urat trong dịch khớp

Những phương pháp soi dịch khớp cổ chân hữu hiệu nhất

Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status