https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Tăng cường chức năng thận – Con đường trị gút mạn tính ngắn nhất

Trong vô vàn cách trị gút mạn tính hiện nay, giới y học nhận định tăng cường chức năng thận chính là con đường ngắn nhất, tiết kiệm thời gian nhất và mang lại nhiều hiệu quả trị gút bất ngờ nhất.

Thận là gì mà quan trọng đến thế?

Không phải ngẫu nhiên mà thượng đế lại tạo ra một cơ thể con người với đầy đủ các bộ phận chân tay, mặt mũi, tim gan, thận, phổi. Bởi người biết rằng, đó là một tổng thể không thể tách rời mà ở đó, mỗi bộ phận đều đảm nhận một vai trò khác nhau và luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau.

Quá trình lọc máu của thận

Quá trình lọc máu của thận

Đơn cử như thận, mỗi người có đến 2 quả thận và mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu đơn vị lọc máu hay còn gọi là nephron hoặc cầu thận. Thận cũng là cơ quan chính của hệ tiết niệu trong cơ thể. Nói đến thận, người ta sẽ nhắc ngay đến một chức năng vô cùng quan trọng đó là lọc máu. Theo đó, chỉ có protein và các tế bào máu được giữ lại trong máu còn các chất thải, cặn bã dư thừa sẽ được tiết ra, vào dịch lọc để hình thành nước tiểu. Trung bình một ngày, hàng triệu các tiểu cầu thận phải lọc khoảng 200 lít máu và chất lỏng với đủ các thành phần hóa học và sau khi lọc có khoảng 1,5 lít nước được đào thải ra ngoài. Nhờ có chức năng này của thận mà dù chúng ta có sử dụng thuốc, ăn thức ăn nhưng không hề gây độc cho cơ thể.

Bên cạnh chức năng lọc thì thận cũng đảm nhiệm nhiều chức năng khác như tham gia điều hòa quá trình tạo máu, tạo xương, điều hòa huyết áp, điều chỉnh nồng độ các muối Ca, Na, K trong máu và duy trì khả năng sinh lý…

Thận quan trọng như vậy nhưng có đến 90% số người được hỏi vẫn mơ màng khi nhắc đến thận. Sự thật là thận có hình hạt đậu, màu nâu nhạt, kích thước như nắm tay, nằm ở phía dưới xương sườn thấp nhất ở hai bên cột sống. Mỗi thận gồm có bao thận, nhục thận, tủy thận, vỏ thận và rốn thận.

Thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể

Thận có vai trò rất quan trọng trong cơ thể

Phần lớn người suy thận đều mắc bệnh gút mạn tính

Có thể nói, bảo vệ chức năng thận để mọi việc diễn ra suôn sẻ là điều vô cùng cần thiết bởi khi thận suy yếu, các cơ quan và bộ phận khác trong cơ thể cũng sẽ bị suy yếu theo. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội thì số lượng người bị suy giảm chức năng thận ngày càng gia tăng. Trong đó, các chuyên gia chỉ ra, thói quen ăn uống thực phẩm giàu đạm, uống nhiều rượu bia, lười vận động, căng thẳng stress kéo dài chính là nguyên nhân làm chức năng thận suy yếu.

Khi thận suy giảm chức năng nghĩa là thận sẽ mất một hoặc nhiều phần chức năng bao gồm: chức năng lọc chất cặn bã và nước dư thừa ra khỏi máu. Việc không đào thải kịp các chất độc hại ra ngoài cơ thể sẽ gây nên những tích tụ, lắng đọng trong thận. Thận càng bị áp lực, càng kiệt sức kéo theo hàng loạt các hệ lụy nghiêm trọng cho cơ thể như thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và bệnh về xương khớp, trong đó tiêu biểu nhất là bệnh gút mạn tính.

Suy giảm chức năng thận dẫn đến bệnh gút mạn tính

Suy giảm chức năng thận dẫn đến bệnh gút mạn tính

Nhiều thống kê cho thấy, 99% người bệnh bị suy giảm chức năng thận đều là nạn nhân của gút cấp và mạn tính, trong đó đối tượng thường gặp nhất là nam giới ở tuổi trung niên, đặc biệt là người béo, thích uống bia rượu và có chế độ ăn giàu đạm. Công trình nghiên cứu của hai chuyên gia Talbott và Terplan được đăng tải trên một Tạp chí Y học Mỹ vào năm 1960 cũng khẳng định, tất cả các đối tượng bị bệnh gút có xơ cứng động mạch thận, xơ cứng cầu thận và xơ hóa kẽ thận. Nhiều người còn có cả các tinh thể urat trong tổ chức thận.

Tại các nước phát triển, số nam giới mắc bệnh gút chiếm 1-2 % dân số, trong khi đó, ở Việt Nam con số này là khoảng 0,2 %. Một nghiên cứu tại khoa Cơ Xương Khớp – Bệnh viện Bạch Mai từ năm 1991-2000 cho thấy, bệnh gút chiếm tỷ lệ 8%, đứng hàng thứ 4 trong các bệnh khớp hay gặp ở bệnh viện này. Đặc biệt, rất nhiều người bệnh bị gút đến đây thăm khám đều có đặc điểm chung là các khớp đốt có hạt tophi sưng to như quả chuối và bị suy thận nặng.

Tại sao suy giảm chức năng thận lại dẫn đến gút mạn tính?

Cần nhớ rằng, bệnh gút là do rối loạn chuyển hóa acid uric dẫn đến nồng độ acid uric máu tăng cao, khi đạt đến ngưỡng bão hòa gây lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp và gây các cơn gút cấp. Acid uric là sản phẩm chuyển hóa của chất đạm có nhân purin. Thông thường việc tổng hợp acid uric trong máu có thể bằng nhiều con đường nhưng việc trải trừ acid uric thì chỉ được thực hiện qua một con đường duy nhất là thận.

Acid uric lắng đọng sớm nhất tại thận

Acid uric lắng đọng sớm nhất tại thận

Khi thận khỏe, acid uric sẽ được thận trải trừ đều đặn mỗi ngày nhưng khi thận bị suy giảm chức năng thì quá trình này sẽ bị ách tắc gây lắng đọng các tinh thể muối urat tại các cơ quan khác nhau, trong đó, thận là cơ quan lắng đọng sớm nhất. Tại xoang thận, sự lắng đọng này tạo thành sỏi thận gây tắc nghẽn đường tiểu, viêm đường tiết niệu, ứ nước, ứ mủ bể thận, giãn đài bể thận. Chưa hết, các tinh thể  urat còn lắng đọng ở các ống thận, nhu mô thận gây viêm thận kẽ, tổn thương nhu mô thận và giảm chức năng thận.

Quá trình này cứ thế kéo dài sẽ gây suy giảm chức năng thận, hình thành nên các cơn đau gút cấp. Các cơn đau gút cứ lặp đi lặp lại hoặc tái phát đi tái phát lại 2-3 lần/ năm sẽ chuyển thành gút mạn tính. Đặc biệt, khi mắc gút mạn tính mà không được điều trị kịp thời có thể khiến thận mất hoàn toàn chức năng và đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Tăng cường chức năng thận – giải pháp hoàn hảo tống tiễn gút mạn tính

Ngọn ngành vấn đề gây ra gút mạn tính đều xuất phát từ thận, do đó, để tiêu diệt được gút mạn tính không có con đường nào khác ngoài việc người bệnh cần dốc toàn lực để vực dậy thận. Bởi chỉ khi chức năng thận được cải thiện, phục hồi thì acid uric mới không còn cửa để lắng đọng, đồng nghĩa với việc bệnh gút cũng không còn cơ hội để phô trương sức mạnh.

Người bệnh gút nên ăn thực phẩm ít nhân purin

Người bệnh gút nên ăn thực phẩm ít nhân purin

Theo các chuyên gia đầu ngành về gút mạn tính, để tăng cường chức năng thận hiệu quả, người bệnh cần phải phối kết hợp nhịp nhàng giữa các biện pháp đó là chế độ ăn uống, vận động thường xuyên và sử dụng viên uống thảo dược từ cây Tơm Trơng ở núi rừng Tây Nguyên.

Nếu ăn uống khoa học (hạn chế ăn các thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt đỏ, bia rượu, thay vào đó là ăn nhiều thực phẩm tốt cho khả năng đào thải của thận như bắp cải, ớt chuông, quả việt quất…, uống nhiều nước lọc, hạn chế tiêu thụ muối và protein) và luyện tập thể dục thể thao đều đặn (đi bộ, đi xe đạp, bơi…) là điều kiện cần thì sử dụng Hoàng Tiên Đan -  viên uống thảo dược có thành phần then chốt là cây Tơm Trơng chính là điều kiện đủ để tiêu diệt gút mạn tính tận gốc.

Từ rất nhiều năm trước, cây Tơm Trơng đã xuất hiện như một “bảo bối” trong các bài thuốc nâng cao thể trạng, mạnh cốt, cường gân của vua voi Ama Kông. Và cho đến mới đây, đột phá trong nghiên cứu của 2 trường Đại học Y Dược Huế và Đại học Y Dược TP. HCM đã khẳng định, hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm Trơng ở núi rừng Tây Nguyên chính là “cứu tinh” mới cho những người bị gút mạn tính nhờ tác dụng bổ thận, tăng cường chức năng thận, từ đó giúp trị gút mạn tính từ căn nguyên của thận.

Hoàng Tiên Đan – Thuốc chữa bệnh gút

Hoàng Tiên Đan – Tiêu tan nỗi lo bệnh gút

Nghiên cứu cũng chỉ ra, hoạt chất Phytosterol còn có tác dụng ức chế tổng hợp acid uric, giúp kiểm soát và đưa nồng độ acid uric trong máu về ngưỡng bình thường. Hoạt chất Phytosterol cũng được nhiều công trình nghiên cứu của các tổ chức y tế uy tín thế giới khẳng định là số ít hoạt chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển của hạt tophi, ngăn ngừa hạt tophi xuất hiện và giảm đáng kể sự bùng phát cơn đau cấp tính tại vị trí lắng đọng.

Đặc biệt, cây Tơm Trơng từ núi rừng Tây Nguyên cũng là thảo dược duy nhất tại Việt Nam có khả năng “đối kháng tay bo” với gút mạn tính mà không hề lép vế, thậm chí còn có phần lấn lướt và khiến căn bệnh tai quái này run sợ. Chưa hết, khi cây Tơm Trơng được kết hợp cùng Khúc Khắc và Dâm Dương Hoắc sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị gút mạn tính đồng thời ngăn chặn sự trở lại của gút mạn tính hữu hiệu hơn.

Có thể thấy, cây Tơm Trơng chính là một minh chứng điển hình cho việc “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Từ việc chỉ là một loại thảo dược quý của núi rừng Tây Nguyên, loài cây này đã bứt phá và trở thành “trợ thủ đắc lực” của hàng nghìn người bệnh gút mạn tính, giúp họ thoát khỏi sự đeo bám dai dẳng của căn bệnh được xem là nan y của thời đại để trở lại cuộc sống đời thường.

Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân bệnh gút mạn tính

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status