https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

https://www.traditionrolex.com/33

Nổi u cục đầu khớp ngón tay có phải là bị bệnh gout hay không?

Bệnh gout là một trong những bệnh lý nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Những dấu hiệu của bệnh gút ở giai đoạn đầu rất khó nhận biết, tuy nhiên nếu bạn bị nổi u cục đầu khớp ngón tay hãy nghĩ tới khả năng bản thân đang mắc phải căn bệnh này.

Nổi u cục đầu khớp ngón tay có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Nổi u cục đầu khớp ngón tay là tình trạng báo động bạn đang bị các bệnh về xương khớp nói chung. Tuy nhiên đây chính xác là triệu chứng của một số bệnh như sau:

+ Thoái hóa khớp bàn tay và ngón tay

Đây là bệnh thường gặp ở những người trung niên, cao tuổi trong đó nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn nam giới. Tuổi tác và một số bệnh lý khác khiến các khớp xương bị thoái hóa dẫn đến tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn tại ngón tay. Khi sụn khớp bị tổn thương sẽ trở nên mềm, nứt, bong tróc và sần sùi. Đồng thời phần xương dưới sụn cũng bị loang lổ, hình thành các gai xương khiến người bệnh sẽ cảm thấy các ngón tay của mình bị tê, khó cử động.

Nổi u cục ở đầu khớp ngón tay có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Nổi u cục ở đầu khớp ngón tay có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp

Xem thêm: Thuốc điều trị gout và các bệnh xương khớp

Nhiều trường hợp có hiện tượng sưng, đau không thể cầm nắm hay bị cứng khớp ngón tay sau khi ngủ dậy. Khi bệnh nặng sẽ nổi những cục cứng như xương ở khớp ngón tay. Khi đó bàn tay sẽ bị biến dạng, xơ cứng ngón tay và khả năng hoạt động của bàn tay cũng sẽ mất dần đi.

+ Bệnh gout

Gout cũng là một trong những nguyên nhân khiến nổi u cục đầu khớp ngón tay. Các u cục này thường có đường kính từ vài mm đến nhiều cm và không đau. Ngoài đầu khớp ngón tay thì các u này còn có thể xuất hiện ở khớp ngón chân, cổ chân, khuỷu tay, cổ tay, sụn vành tai… Có trường hợp chỗ da bọc u bị lở loét và chảy nước vàng.

Nổi u cục ở đầu khớp ngón tay cũng có thể do bệnh gout

Nổi u cục ở đầu khớp ngón tay cũng có thể do bệnh gout

Bệnh này nếu không được điều trị đúng cách thì sẽ gây biến chứng nặng nề như bị hủy hoại khớp, đầu xương, gây tàn phế. Đồng thời còn xuất hiện một số bệnh nguy hiểm khác như sỏi thận, thận ứ nước, suy thận, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim.

Cần làm gì để hạn chế tình trạng bệnh gout ở tay?

Bệnh gout ở tay cũng giống như bệnh gout ở các khớp khác trên cơ thể đều phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây những biến chứng nặng nề như đã nêu trên.

Khi được chẩn đoán bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc để giảm đau các cơn gout cấp và giảm lượng acid uric trong máu. Chẳng hạn như chống viêm không steroid, Colchicine, Corticosteroids… Các thuốc này có tác dụng rất nhanh tuy nhiên cũng gây nhiều tác dụng phụ như rối loạn đường tiêu hóa, tăng huyết áp… Chính vì thế bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và tránh làm dụng thuốc.

Khi có các dấu hiệu bệnh gout ở tay người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ

Khi có các dấu hiệu bệnh gout ở tay người bệnh cần đến thăm khám bác sĩ

Ngoài ra bệnh nhân còn được bác sĩ khuyên thực hiện chế độ ăn uống khoa học để kiểm soát bệnh tốt. Cụ thể là:

+ Chế độ ăn cho người bệnh gút thích hợp nhất là giảm những thực phẩm có chứa purin như: ngũ cốc, dầu, mỡ, đường, trứng, sữa, pho mát hải sản, thịt đỏ, rau, củ, hoa quả trong chế độ ăn hàng ngày

+ Hạn chế các nước uống có khả năng gây tăng acid uric máu và các cơn gút cấp như rượu, bia, chè.

Những loại đồ uống này sẽ khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Tốt nhất bạn nên bổ sung thêm nước lọc hoặc các loại nước có tính kiềm. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bổ sung một số loại nước ép trái cây như nước ép dứa, nước ép dâu tây, nước ép dưa chuột… Những loại nước này sẽ giúp quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn.

Đồng thời người bị bệnh gout cũng nên tập luyện những bài tập tốt cho xương khớp hàng ngày.

Nổi u cục đầu khớp ngón tay là triệu chứng của một số bệnh. Chính vì thế tốt nhất nên đến các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Không nên tự ý điều trị ở nhà khiến bệnh thêm nghiêm trọng hơn.

Bài viết liên quan

Cổ tay bị bệnh gout và những điều bạn chưa thể ngờ tới

Tổng quan về bệnh viêm khớp mắt cá chân

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status