Ám ảnh kinh hoàng, ký ức chỉ muốn được chôn vùi, căn bệnh quái ác, vua của các loại bệnh… là những cụm từ mà nhiều người dùng để miêu tả về căn bệnh gút mạn tính. Tuy vậy, dù hơn 4000 năm đã trôi qua, vẫn còn nhiều lắm những hiểu lầm tai hại về căn bệnh ghê gớm này. 

Đây cũng là căn nguyên khiến việc điều trị gút mạn tính gặp nhiều khó khăn và dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Dưới đây là 7 quan điểm chưa đúng về gút mạn tính mà rất nhiều người mắc phải.

Quan điểm chưa đúng về bệnh gout

1. Bệnh gút mạn tính là do ăn nhiều đạm, uống nhiều bia rượu?

Điều này đúng nhưng chưa đủ bởi có nhiều người ăn uống điều độ, cân nặng cơ thể đạt chuẩn nhưng vẫn là “nạn nhân” của gút mạn tính.

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc gút mạn tính

Bia rượu làm tăng nguy cơ mắc gút mạn tính

Theo các chuyên gia y tế, thói quen ăn các thực phẩm giàu đạm như phủ tạng động vật, thịt bò, tôm cua, cá biển hay uống nhiều bia rượu chỉ là một trong những căn nguyên làm phá vỡ sự cân bằng, thúc đẩy quá trình sản xuất acid uric, làm lắng đọng tinh thể urat tại các khớp và gây nên bệnh gút. Việc không được điều trị đúng cách khiến chức năng thận ngày một suy yếu, ảnh hưởng đến khả năng đào thải acid uric qua thận, dẫn đến việc dư thừa acid uric trong cơ thể mới là nguyên nhân hàng đầu gây ra gút mạn tính.

2. Xuất hiện hạt tophi mới là gút mạn tính?

Không ít người lầm tưởng rằng chỉ khi nào hạt tophi xuất hiện trong các mô mềm bên cạnh khớp như trên bàn tay, ngón tay, khuỷu tay và tai thì mới là gút mạn tính. Song trên thực tế, cơn đau gút lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc tái lại liên tục 2-3 lần/ năm thì đã được gọi là gút mạn tính. Bởi đôi khi thời gian phát hiện mắc gút mạn tính không phải là thời gian mắc bệnh. Do đó, người bệnh không nên căn cứ vào hạt tophi để kết luận về việc mắc gút mạn tính. Cách tốt nhất là nên thăm khám tại cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị gút mạn tính kịp thời. 

Xuất hiện hạt tophi với gút mạn tính, làm cơn đau gút tái phát nhiều lần vùng ngón chân cái

Cơn đau tái lại nhiều lần được gọi là gút mạn tính

3. Chỉ số acid uric thấp thì không bị gút mạn tính?

Thông thường, người mắc gút mạn tính sẽ có chỉ số acid uric cao, giao động từ 580-700mmol/l. Tuy nhiên vẫn có trường hợp người bị gút mạn tính có chỉ số acid uric thấp và nổi hạt tophi vì lúc này, toàn bộ acid uric ở dạng tự do trong máu đã lắng đọng nhiều tại các khớp và tổ chức quanh khớp tạo điều kiện tái lại nhiều cơn đau dai dẳng ở các khớp.

4. Chỉ có nam giới mới bị gút mạn tính?

Từ trước đến nay, gút mạn tính vẫn luôn dành sự “ưu ái” đặc biệt với nam giới, song điều này không có nghĩa là chị em phụ nữ “miễn dịch” với căn bệnh này. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, khi bước sang tuổi mãn kinh, phụ nữ phải đối diện với nguy cơ bị gút mạn tính cao gần như nam giới. Số liệu thống kê của một số tổ chức y tế uy tín cho thấy, bệnh gút mạn tính ảnh hưởng đến 3,5% phụ nữ tuổi từ 60-69; và 5,6% phụ nữ độ tuổi trên 80. 

5. Gút mạn tính chỉ gây tổn thương khớp?

Gút mạn tính ghê gớm hơn gấp nhiều lần so với tưởng tượng của nhiều người. Ngoài việc gây các khớp đau kéo dài liên tục, xuất hiện những u cục quanh gây biến dạng khớp, gút mạn tính còn được mệnh danh là “vua của các loại bệnh” và thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị đúng cách.

Gút mạn tính gây tổn thương, tàn phế khớp

Có thể tàn phế vì gút mạn tính

Cụ thể, gút mạn tính hủy hoại sụn khớp, làm teo cơ gây tàn phế, liệt, làm tổn thương thận gây sỏi thận, viêm cầu thận, suy thận và tăng nguy cơ mắc các bệnh huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh gan...

6. Điều trị gút mạn tính chỉ cần thuốc chống viêm, giảm đau?

Các loại thuốc chống viêm, giảm đau chỉ giúp người bệnh giải quyết được triệu chứng của từng đợt gút cấp mà không có tác dụng điều trị được nguyên nhân gây bệnh gút mạn tính (suy thận).

Thay vì chỉ vui niềm vui trước mắt, người bệnh nên tính kế lâu dài nhằm thoát gút mạn tính. Muốn làm được điều này, người bệnh cần tìm cách bồi bổ thận, tăng cường chức năng thận nhằm giúp thận khỏe mạnh trở lại để đảm nhận tốt vai trò của mình. Với Hoàng Tiên Đan, mọi vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng, nhanh chóng. 

Trị gút mạn tính đừng quên đi từ căn nguyên

Trị gút mạn tính đừng quên đi từ căn nguyên

Được chiết xuất từ các thảo dược quý với thành phần then chốt là hoạt chất Phytosterol trong cây Tơm trơng - được nhiều tổ chức y tế uy tín và 2 trường ĐH Y Dược Huế và ĐH Y Dược TP. HCM - khẳng định có hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh gút. Đặc biệt, khi được kết hợp cùng các thảo dược bổ can thận, cường gân cốt và thanh giải độc là Khúc khắc và Dâm dương hoắc sẽ giúp Hoàng Tiên Đan trở thành một giải hoàn hảo cho người bị gút mạn tính khi vừa giúp bổ thận, tăng cường chức năng đào thải của thận, duy trì ổn định hàm lượng acid uric trong máu, giảm triệu chứng sưng viêm ở các khớp, đánh tan các u cục tophi mạn tính vừa giúp tăng cường sinh lý phái mạnh, giúp “chuyện ấy” bền bỉ và sung mãn hơn. 

7. Bệnh nhân gút mạn tính nên kiêng những thực phẩm giàu đạm?

Chế độ ăn uống góp phần quan trọng trong điều trị gút mạn tính song người bệnh không nên loại bỏ hết chất đạm trong khẩu phần ăn. Bởi chất đạm là một thành phần quan trọng trong dinh dưỡng của mọi lứa tuổi. 

Người bị gút mạn tính không nên cắt toàn bộ thực phẩm giàu đạm

Người bị gút mạn tính không nên cắt toàn bộ thực phẩm giàu đạm

Bên cạnh việc xây dựng chế độ ăn có hàm lượng đạm phù hợp trong các bữa ăn, người bệnh gút mạn tính nên sử dụng thêm Hoàng Tiên Đan. Thực tế cho thấy, rất nhiều bệnh nhân gút mạn tính sau khi sử dụng Hoàng Tiên Đan đã giảm acid uric trong máu, giảm số lần tái đi tái lại cơn gút cấp, giảm mức độ đau nhức, ăn ngon ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái hơn và đặc biệt chế độ ăn uống không còn phải quá kiêng khem như trước.

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status