https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
https://www.traditionrolex.com/33
Acid uric là sản phẩm của sự chuyển hóa tự nhiên trong cơ thể người. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa purin sẽ khiến nồng độ acid uric trong cơ thể tăng và dễ dẫn đến nhiều nguy cơ nguy hiểm cho cơ thể. Đặc biệt nguyên nhân acid uric cao là gì khi được tiết lộ cũng khiến nhiều người ngỡ ngàng.
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc acid uric trong cơ thể tăng cao. Và những nguyên nhân nhân cụ thể đó như:
+ Do chế độ dinh dưỡng không khoa học:
Acid uric là sản phẩm của quá trình chuyển hóa từ nhân purin chứa trong thực phẩm hàng ngày khi đưa vào cơ thể. Việc dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa nhân purin là một trong những nguyên nhân khiến cho nồng độ acid uric trong máu tăng cao.
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều nhân purin sẽ khiến nồng độ acid uric cao
Các loại thực phẩm có hàm lượng purin được phân chia cụ thể như sau:
- Nhóm 1: Là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin thấp (0-50 mg purine/100g thực phẩm) như:
- Nhóm 2: Là nhóm thực phẩm có hàm lượng purin tương đối cao ( 50-150 mg purine/100g thực phẩm):
- Nhóm 3: Thực phẩm có hàm lượng purin cao (150-200 mg purine/100g thực phẩm)
Từ các nhóm thực phẩm trên cho thấy nếu cơ thể con người ăn quá nhiều thực phẩm của nhóm 2 và 3 thì nguy cơ bị tăng acid uric máu là rất cao.
+ Sự gia tăng chuyển hóa purin: Ở những người có khối u phát triển nhanh như ung thư di căn, u xơ đa bào hoặc những người mắc bệnh bạch cầu thì cũng thường dẫn đến tình trạng tăng acid uric máu.
Ngoài ra, bệnh nhân ung thư trong quá trình trị liệu hóa trị sẽ có hội chứng phân tách khối u để tiêu diệt và đồng thời giải phóng nội chất tế bào vào trong máu. Điều này cũng dẫn đến việc acid uric trong máu tăng.
+ Giảm đào thải acid uric: Thông thường acid uric sẽ đường được đào thải ra bên ngoài qua đường tiểu hoặc bài tiết qua da. Khi cơ thể bị suy giảm chức năng đào thải acid uric do các bệnh lý về thận, bị ngộ độc chì, tăng huyết áp, tiểu đường… sẽ khiến acid uric tích tụ bên trong.
Quá trình đào thải acid uric suy giảm khiến nồng độ acid uric máu tăng cao
+ Yếu tố di truyền: Di truyền cũng là một trong những nguyên nhân khiến nồng độ acid uric trong máu tăng cao. Theo nghiên cứu khi cơ thể có một khiếm khuyết trong quá trình tạo một gen tạo ra protein rất quan trọng nhằm loại bỏ acid uric ra ngoài cơ thể. Khi không có enzyme này thì quá trình đào thải acid uric sẽ gặp vấn đề và cơ thể sẽ bị tăng acid uric trong máu.
Khi cơ thể có nồng độ acid uric trong máu tăng cao sẽ gây nên một số bệnh lý nghiêm trọng như bệnh gout, tăng huyết áp, tăng nguy cơ các cơn đau vùng tim, sỏi thận, rối loạn cương dương…Vì vậy khi xét nghiệm thấy acid uric máu cao bạn cần có biện pháp điều chỉnh giảm kịp thời.
Ăn uống khoa học tránh gây tăng acid uric máu
Thông thường, việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là một trong những yêu cầu đầu tiên để có thể giảm nồng độ acid uric trong máu xuống mức bình thường. Đó là việc hạn chế tối đa sử dụng các loại thực phẩm chứa nhân purin như hải sản, các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.
Ngoài ra, người bị tăng acid uric máu cần uống nhiều nước, nhất là loại nước có tính kiềm để gia tăng đào thải acid uric. Tăng cường các loại rau củ, trái cây có chứa ít purin, nhiều chất xơ, nhiều kali để giúp giảm lượng acid uric trong máu.
Bài viết liên quan
> Purin là gì? Những thông tin cơ bản về purin bạn cần biết
> 3 nguyên nhân chính gây bệnh gout cần biết để phòng tránh
Đăng bởi: Hoangtiendan.com.vn