Các biểu hiện của triệu chứng bệnh giả gout khiến nhiều người lầm tưởng mắc bệnh gout nhưng thực ra đó lại là một loại viêm khớp được hình thành do nhiễm trùng hoặc nhiềm khuẩn ở khớp. Đặc biệt, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh giả gout sẽ dẫn tới những hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh giả gout là gì?

Bệnh giả gout (Pseudogout) còn được gọi là bệnh lắng đọng calcium pyrophosphate dihydrate (Calcium Pyrophosphate Dihydrate Crystal Deposition Disease - CPPD) là một dạng viêm khớp đặc trưng bởi sự đột ngột, đau sưng tại một hoặc nhiều khớp; những đợt đau có thể kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần.

 Nhiều người lầm tưởng bệnh giả gout là gout Nhiều người lầm tưởng bệnh giả gout là gout

Nguyên nhân xuất hiện triệu chứng bệnh giả gout

Cũng như bệnh gout, bệnh giả gout xảy ra khi tinh thể CPPD hình thành và lắng đọng trong dịch khớp gây đau và viêm. Bệnh thường xảy ra ở người lớn tuổi và phổ biến nhất là ảnh hưởng đến khớp gối, sau đó là khớp cổ chân, cổ tay và khủy tay, trong khi bệnh gout có xu hướng ảnh hưởng đến các ngón chân cái.

Hiện nay, người ta vẫn chưa rõ cơ chế hình thành các tinh thể trong các khớp gây ra bệnh giả gout. Các phương pháp điều trị chỉ làm giúp giảm đau, giảm viêm mà không thể loại bỏ các tinh thể này.

Mặt khác, bệnh chỉ khởi phát khi người bệnh mắc các chứng bệnh về xương khớp, gặp chấn thương do vận động quá mức hoặc phải phẫu thuật, khả năng bệnh tự khởi phát là rất thấp và hầu như không xảy ra.

Đọc thêm: Biểu hiện bệnh gout mãn tính bạn nên biết

Triệu chứng bệnh giả gout

Bệnh giả gout thường ảnh hưởng đến khớp gối và các khớp khác như cổ chân, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay và vai. Nhiều nghiên cứu cho thấy, khoảng 25 % người mắc bệnh giả gout có biểu hiện lâm sàng giống bệnh gout, gồm:

  • Sưng nóng đỏ tại khớp.
  • Đau khớp nặng.
  • Một số người có thể bị các đợt sưng đau theo chu kỳ (vài ngày đến vài tuần/ lần).
  • Có thể kèm theo sốt.

Bệnh giả gout có những triệu chứng điển hình rất giống gout

Bệnh giả gout có những triệu chứng điển hình rất giống gout

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến việc gia tăng bệnh giả gout

Bệnh giả gout xảy ra khi tinh thể calcium pyrophosphate dihydrate (CPPD) di chuyển từ sụn trong và xung quanh các khớp xương đến màng khớp, gây viêm.

Mặc dù không rõ cơ chế hình thành tinh thể CPPD nhưng sự xuất hiện của chúng có liên quan đến quá trình lão hóa. Tuy nhiên, nhiều người lớn tuổi có tinh thể CPPD trong các khớp nhưng hầu hết không có các triệu chứng của bệnh giả gout. Một số yếu tố liên quan có thể hình thành bệnh giả gout là:

  • Tuổi cao (bệnh giả gout xuất hiện ở khoảng 3% người ở tuổi 60, nhưng đến tuổi 90 tỷ lệ này tăng lên đến 50%).
  • Rối loạn di truyền, tiền sử gia đình có bệnh giả gout.
  • Chấn thương hoặc phẫu thuật tại khớp bị ảnh hưởng.
  • Các bệnh lý kết hợp, như cường cận giáp, thừa dự trữ sắt (hemochromatosis), tăng calci huyết, suy thận, tiểu đường và amyloidosis.

Người cao tuổi dễ mắc bệnh giả gout

Người cao tuổi dễ mắc bệnh gout

Các phương pháp chẩn đoán bệnh giả gout

Do bệnh giả gout có các triệu chứng giống bệnh gout nên đầu tiên người bệnh có thể nghi ngờ mắc bệnh gout. Các xét nghiệm loại trừ bệnh gout (như xét nghiệm acid uric máu bình thường) có thể định hướng để chẩn đoán giả gout.

  • Để chẩn đoán xác định giả gout, cần tiến hành phân tích dịch khớp bằng kính hiển vi để tìm tinh thể CPPD.
  • X-quang khớp gối có thể cho phép xem các tổn thương khác do tinh thể CPPD gây ra như lắng đọng tinh thể trong sụn khớp (chondrocalcinosis) và các biến chứng chung.
  • Loại trừ nguyên nhân khác gây đau khớp như nhiễm trùng, chấn thương và viêm khớp dạng thấp.

Hậu quả nghiêm trọng khi mắc bệnh giả gout

Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh giả gout có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe và cuộc sống người bệnh. Cụ thể như:

  • Gây tổn thương sụn khớp và khớp sau nhiều năm.
  • Dẫn đến thoái hóa khớp nặng.
  • Gây viêm khớp mạn tính và tàn tật.

 Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp nếu mắc giả gout

Người bệnh có thể bị thoái hóa khớp nếu mắc giả gout

Điều trị bệnh giả gout như thế nào?

Theo các chuyên gia, hiện chưa có phương pháp điều trị được bệnh giả gout cũng như loại bỏ hết sự tích tụ các tinh thể CPPD tại các khớp song vẫn có những cách làm giảm và hạn chế các triệu chứng của bệnh này. Có thể kể đến như:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) để kiểm soát đau và viêm trong các đợt tấn công của giả gout.
  • Cortisone tiêm vào khớp nhằm kiểm soát đau và viêm, đặc biệt là đối với những bệnh nhân không thể sử dụng các loại thuốc khác.
  • Phẫu thuật cho các khớp bị tổn thương nghiêm trọng.

Thuốc giảm đau chính là con dao hai lưỡi

Thuốc giảm đau chính là con dao hai lưỡi

Tuy nhiên, người bệnh không nên lạm dụng thuốc giảm đau và kháng viêm quá mức bởi chúng có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ phòng và điều trị bệnh có nguồn gốc từ thiên nhiên. Ngoài ra, người bệnh cần trực tiếp lắng nghe cơ thể mình, khi thấy xuất hiện những biểu hiện bất thường ở các khớp cần đến ngay các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời.

Xem thêm: Triệu chứng bệnh gout nhẹ bạn không thể bỏ qua

Bài viết liên quan

scrolltop
DMCADMCA.com Protection Status